7 biện pháp phòng ngừa viêm phổi
Khí hậu lạnh trong mùa đông là điều kiện cho cảm lạnh gia tăng, khiến virus, vi khuẩn trong không khí có dịp tấn công, gây viêm phổi.
Thực hiện nghiêm túc một số biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây viêm phổi.
1. Rửa tay
Mặc dù bệnh viêm phổi không lây nhưng bệnh có thể do nhiều loại sinh vật truyền nhiễm như virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Rửa tay là cách tốt nhất để tránh truyền những sinh vật này vào hệ hô hấp.
Nội dung
- 1. Rửa tay
- 2. Không hút thuốc
- 3. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh
- 4. Thực hiện các thói quen lành mạnh
- 5. Tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi
- 6. Giữ cho cảm lạnh không chuyển thành viêm phổi
- 7. Tránh viêm phổi sau phẫu thuật
Khi rửa tay, hãy đảm bảo rửa tay thật sạch theo các bước sau:
- Làm ướt tay bằng nước sạch - tốt nhất là nước đang chảy từ vòi.
- Bôi đủ lượng xà phòng để phủ tất cả các bề mặt của bàn tay và cổ tay.
- Tạo bọt và chà xát hai bàn tay một cách nhanh chóng và kỹ lưỡng. Đảm bảo chà sạch tất cả các bề mặt của bàn tay, đầu ngón tay, móng tay và cổ tay.
- Chà xát bàn tay và cổ tay trong ít nhất 20 giây.
- Rửa tay và cổ tay dưới vòi nước sạch.
- Lau khô bàn tay và cổ tay bằng khăn sạch hoặc để khô trong không khí.
- Dùng khăn lau để tắt vòi nước.
- Nếu không có nước xà phòng, bạn cũng có thể làm sạch tay bằng chất khử trùng tay có cồn.
Rửa tay thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ gây viêm phổi.
2. Không hút thuốc
Thuốc lá ảnh hưởng tới khả năng chống lại nhiễm trùng của phổi và những người hút thuốc được phát hiện có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn.
Những người sử dụng thuốc lá được coi là một trong những nhóm có nguy cơ cao được khuyến khích tiêm vaccine phế cầu.
3. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đều lây lan qua các hạt nhỏ trong không khí hoặc trên các bề mặt chúng ta chạm vào. Tránh tiếp xúc với những người mà bạn biết đang bị bệnh là một bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi có thể xảy ra.
Nếu bạn đang ở một khu vực đông đúc hoặc không thể tránh ở gần những người bị bệnh, hãy nhớ:
- Rửa tay thường xuyên
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang để ngăn ngừa nguồn bệnh cảm cúm, cảm lạnh và COVID-19.
- Khuyến khích người khác che miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Tránh dùng chung đồ cá nhân
4. Thực hiện các thói quen lành mạnh
Cách chăm sóc cơ thể và môi trường xung quanh đóng một vai trò lớn giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm phổi.
Những hành động sau đây có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe của phổi và hệ thống miễn dịch:
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc ô nhiễm.
Tập thể dục giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng dẫn đến viêm phổi.
5. Tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi
Tiêm phòng cúm hằng năm để ngăn ngừa bệnh cúm theo mùa. Cảm cúm là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi, vì vậy phòng ngừa bệnh cúm là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh viêm phổi.
Trẻ dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạn tính, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tiểu đường… cũng cần tiêm vaccine để ngăn ngừa bệnh.
6. Giữ cho cảm lạnh không chuyển thành viêm phổi
Nếu bạn đã bị cảm lạnh, các khuyến nghị để ngăn nó chuyển thành viêm phổi bao gồm:
- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ trong khi hồi phục sau cảm lạnh hoặc các bệnh khác.
- Uống nhiều chất lỏng để giúp loại bỏ tắc nghẽn.
- Dùng các chất bổ sung như vitamin C và kẽm để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
7. Tránh viêm phổi sau phẫu thuật
Nếu bạn vừa mới phẫu thuật, hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn có thể làm để tránh viêm phổi sau phẫu thuật. Có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Thực hiện bài tập dành cho ho và giúp thở sâu.
- Giữ bàn tay của bạn sạch sẽ
- Nâng cao đầu
- Vệ sinh răng miệng, bao gồm chất khử trùng như chlorhexidine
- Đi bộ ngay khi bạn có thể
Lưu ý:
Khi bạn bị nhiễm virus, cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần không khỏi hoặc gặp bất kỳ một trong số triệu chứng như: Sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, thở nhanh, nông, khó thở, ăn mất ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, lo lắng, căng thẳng… có cảm lạnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lê Việt Thi (Theo lung.org, healthline.com)