Nhân viên ngân hàng lâu năm tiết lộ thời điểm gửi tiết kiệm để nhận lợi đơn lợi kép
Nhân viên ngân hàng lâu năm thường chỉ chọn một vài thời điểm để gửi tiết kiệm để lợi nhuận đem lại sẽ khả quan hơn.
Thời điểm gửi tiết kiệm có lợi
Dưới đây là thời điểm lãi suất tiền gửi ngân hàng cao nhất.
Gửi tiết kiệm đầu năm
Điểm đầu tiên là lãi suất tiền gửi vào tháng 1 và tháng 2 cao hơn, bởi vì chúng ta đều biết rằng tháng 1 và tháng 2 là thời điểm Tết Nguyên đán.
Kể cả trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều con cái trong gia đình được nhiều phong bao lì xì nên ngân hàng cũng muốn nhân cơ hội này vào thời điểm này, để kêu gọi càng nhiều tiền gửi càng tốt nên tháng 1, tháng 2 thường là thời điểm lãi suất tiền gửi ngân hàng cao nhất.
Hơn nữa, dịp đầu năm các ngân hàng thường có chương trình khuyến mại, tặng lì xí, gửi vào thời điểm này ngoài lãi suất hấp dẫn khách còn có cơ hội thêm tiền thưởng.
Gửi tiết kiệm giữa và cuối năm
Thời điểm thứ hai là tháng 6 và tháng 12 hàng năm, cũng là thời điểm giữa năm và cuối năm. Lý do là vì các ngân hàng cần tổng kết công việc của mình trong nửa đầu năm, nửa cuối năm. Thậm chí vào dịp cuối năm, nhiều người sẽ chuẩn bị đón Tết. Lúc này, quỹ ngân hàng cũng đang trong tình trạng tương đối eo hẹp nên tháng 6 và tháng 12 hàng năm chúng ta gửi tiết kiệm cũng là hai tháng có lãi suất cao nhất.
Ngoài ra, khi đi gửi tiết kiệm, chúng ta cần tìm hiểu ngân hàng nào lãi suất cao hơn thì chúng ta có thể gửi tiền vào. Bên cạnh đó, uy tín của ngân hàng cũng là một yếu tố rất nên đưa vào bảng so sánh của bạn.
Lưu ý về kỳ hạn tiết kiệm
Để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng thường thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và dài. Các kỳ hạn ngắn là từ 1 tuần, 1 tháng cho đến 6 tháng; các kỳ hạn dài kéo dài trên 6 tháng cho đến 15 năm. Mỗi kỳ hạn sẽ có một mức lãi suất khác nhau.
Do đó, bạn có thể dựa vào mục đích tiết kiệm (mua nhà, mua xe, dưỡng già...) mà chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm cho phù hợp. Nếu tình hình tài chính không ổn định nhưng vẫn muốn gửi tiết kiệm thì bạn nên chọn kỳ hạn ngắn.
Khi gửi tiền trong ngân hàng, mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Khi đến ngày này, khách hàng gửi tiền có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất. Chính vì thế, bạn không nên rút tiền trước kỳ hạn quy định kẻo mất khá nhiều lợi nhuận.
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Lãi tiền gửi cơ bản dựa theo công thức:
Lãi tiền gửi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Kỳ hạn gửi/365 ngày
Trường hợp khách hàng tất toán tiền gửi trước hạn: lãi suất sẽ bằng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn gửi bằng số ngày thực gửi.
Trường hợp khách hàng không chủ động tất toán vào ngày đến hạn, ngân hàng sẽ có những hướng xử lý khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng tại thời điểm mở tiền gửi tiết kiệm, có thể là: Tái ký kỳ hạn gửi ban đầu số tiền gốc và lãi; Tái ký kỳ hạn gửi ban đầu số tiền gốc, tiền lãi chuyển vào tài khoản thanh toán của khách hàng; Tất toán cả gốc và lãi chuyển vào tài khoản thanh toán vào ngày đến hạn.