Đề xuất mới về quy hoạch lãnh đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
Bộ Nội vụ đề xuất quy hoạch chức danh Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức vụ chỉ huy của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
Trong đó, đề xuất quy hoạch chức danh Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã. Cụ thể, về nguyên tắc quy hoạch, Thông tư nêu rõ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp, phù hợp với quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành.
Chọn đúng đối tượng, đủ số lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh gắn với quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
Thực hiện đúng quy trình, có nguồn kế cận, kế tiếp, tạo sự ổn định lâu dài, từng bước trẻ hóa, nâng cao chất lượng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
Thực hiện công khai, dân chủ và đúng pháp luật.
Ưu tiên người có bằng trung cấp ngành quân sự cơ sở trở lên; con của người có công với nước, người dân tộc thiểu số, người đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tạingũ trong lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Mỗi chức danh Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã quy hoạch không quá 3 người
Căn cứ lập quy hoạch:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức cấp xã.
2. Số lượng: 01 Chỉ huy trưởng; Phó Chỉ huy trưởng theo quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Mỗi chức danh Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã quy hoạch không quá 3 người.
3. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực công tác quốc phòng, quân sự.
4. Hoàn cảnh gia đình, bản thân, thời gian công tác, thời điểm nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ của người thuộc diện dự kiến quy hoạch.
5. Nguồn phát triển tại cơ sở hoặc đề nghị cấp trên tạo nguồn.
Đối tượng quy hoạch
1. Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Người đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tại ngũ trong lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
3. Dân quân hoặc người đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân.
4. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang công tác tại cơ sở.
5. Người có hộ khẩu thường trú ở địa bàn sở tại đã có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp.
Tiêu chuẩn quy hoạch
1. Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến 30 tuổi đối với người chưa qua đào tạo, không quá 35 tuổi đối với người đã có bằng trung cấp ngành quân sự cơ sở trở lên.
2. Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Là Đảng viên hoặc đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có đủ điều kiện phát triển thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
5. Có đủ sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tổ chức, cá nhân giới thiệu nguồn quy hoạch
1. Đảng ủy cấp xã.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.
3. Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
4. Cán bộ cấp xã.
5. Cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố.
Quy trình quy hoạch
Đối với Đảng ủy cấp xã có Ban Thường vụ: Quy trình quy hoạch gồm 06 bước:
Bước 1: Chi bộ quân sự cấp xã tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp gửi phiếu giới thiệu quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng tới các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Tổng hợp danh sách quy hoạch nguồn nhân sự tại chỗ, nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có) và hồ sơ có liên quan.
Bước 2: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã (lần 1) thảo luận,thông qua danh sách nguồn nhân sự tại chỗ và nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có) để lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ cấp xã.
Bước 3: Tổ chức hội nghị cán bộ cấp xã (thành phần gồm: Bí thư, Phó Bíthư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủ yban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (nếu có); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam) để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu quy hoạch (bằng phiếu kín); hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.
Đối với nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có), Ban thường vụ Đảng ủy cấp xã gửi văn bản xin ý kiến cấp ủy địa phương nơi nhân sự đó công tác về nhận xét, đánh giá đối với nhân sự và cung cấp hồ sơ nhân sự, đồng thời cử đại diện gặp gỡ, trao đổi với nhân sự.
Bước 4: Tổ chức hội nghị Đảng ủy cấp xã để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu nhân sự từ nguồn tại chỗ (bằng phiếu kín).
Chú ý: Bước 4 không lấy ý kiến đối với nguồn nhân sự ở địa phương khác.
Bước 5: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã (lần 2) biểu quyết, giới thiệu nguồn nhân sự tại chỗ và nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có) vào quy hoạch (bằng phiếu kín);
Bước 6: Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã xin ý kiến Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện; báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện phê duyệt quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
Đối với Đảng ủy cấp xã không có Ban Thường vụ: Quy trình quy hoạch gồm 05 bước:
Bước 1: Chi bộ quân sự cấp xã tham mưu cho Đảng ủy cùng cấp gửi phiếu giới thiệu quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng tới các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Tổng hợp danh sách quy hoạch nguồn nhân sự tại chỗ, nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có) và hồ sơ có liên quan.
Bước 2: Tổ chức hội nghị Đảng ủy cấp xã (lần 1) thảo luận, thông qua danh sách nguồn nhân sự tại chỗ và nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có) để lấy ý kiến tại hội nghịcán bộ cấp xã.
Bước 3: Tổ chức hội nghị cán bộ cấp xã (thành phần gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (nếu có); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam) để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu quy hoạch (bằng phiếu kín); hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.
Đối với nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện giới thiệu quy hoạch (nếu có), Đảng ủy cấp xã gửi văn bản xin ý kiến cấp ủy địa phương nơi nhân sự đó công tác về nhận xét, đánh giá đối với nhân sự và cung cấp hồ sơ nhân sự, đồng thời cử đại diện gặp gỡ, trao đổi với nhân sự.
Bước 4: Tổ chức hội nghị Đảng ủy cấp xã (lần 2) biểu quyết, giới thiệu nguồn nhân sự tại chỗ và nguồn nhân sự ở địa phương khác do Ban Chỉ huy Quân sự cấphuyện giới thiệu quy hoạch (nếu có) vào quy hoạch (bằng phiếu kín);
Bước 5: Đảng ủy cấp xã xin ý kiến Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ, Ban Chỉhuy Quân sự cấp huyện; báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện phê duyệt quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
Hằng năm, Chi bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã rà soát quy hoạch để tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp (Đảng ủy cùng cấp nơi không có Ban Thường vụ) điều chỉnh, bổ sung nguồn quy hoạch Chỉ huy trưởng, Phó Chỉhuy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
Trường hợp có biến động đột xuất về nguồn trong quy hoạch thì Chi bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp (Đảng ủycùng cấp nơi không có Ban Thường vụ) xem xét, bổ sung quy hoạch kịp thời.
Quy trình chọn nguồn bổ sung quy hoạch thực hiện theo quy định nêu trên.