Mỗi bữa ăn của hoàng đế có hơn 100 món, đồ ăn thừa sẽ xử lý thế nào?

12/10/2023 19:00

Thật không ngờ, số thức ăn thừa đó có thể dùng vào nhiều việc khác nữa.

Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, thường sẽ có cảnh mâm cơm đầy sơn hào hải vị của các vị hoàng đế.

Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế là người nắm giữ địa vị chí cao vô thượng, bởi vậy mà mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày của ngài đều được chăm lo vô cùng cẩn thận, đặc biệt là trên phương diện ăn uống.

Mỗi triều đại, các hoàng đế lại có quy chuẩn bữa ăn khác nhau. Ví dụ như ở triều đại nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương yêu cầu mỗi bữa ăn phải có những miếng thịt thật lớn.

Vào thời nhà Thanh, tiêu chuẩn của hoàng đế cho mỗi bữa ăn tăng lên nhiều hơn, 4 loại thức ăn chính, 2 loại cháo (hoặc canh).

Ngoài các thức ăn chế biến từ gà, vịt, ngan, lợn, cá và rau củ theo mùa làm món chính, còn có sơn hào hải vị, kỳ hoa dị quả làm phụ.

Mỗi bữa ăn của hoàng đế có hơn 100 món, đồ ăn thừa sẽ xử lý thế nào?-1
Một bữa ăn của hoàng đế có tới 120 món. (Ảnh: Sohu)

Trong cuốn hồi ký nổi tiếng "Nửa đời trước của ta" của Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của triều nhà Thanh tiết lộ sự thực giật mình. Số ngân lượng chi cho việc ăn uống của Phổ Nghi trong quãng thời gian còn tại vị lên tới gần 15.000 lượng bạc mỗi năm.

Sở dĩ tốn kém như vậy bởi thời nhà Thanh đặt ra nhiều quy tắc cho các bữa ăn. Cụ thể, bàn ăn dành cho hoàng đế phải đủ 120 món, hoàng hậu gồm 96 món và hoàng phi là 64 món.

Trong bữa ăn, hoàng đế phải tuân theo loạt các thủ tục rườm rà, không được tự do ăn uống theo sở thích mà chỉ được phép ăn nhiều nhất 3 miếng cho mỗi món, như vậy sở thích của nhà vua sẽ không bị lộ, cũng như tránh bị hạ độc.

Mỗi bữa ăn của hoàng đế có hơn 100 món, đồ ăn thừa sẽ xử lý thế nào?-2
Sau khi hoàng đế dùng bữa, lượng thức ăn còn dư trong mỗi bữa ngự thiện sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến. (Ảnh: Sohu)

Theo Phổ Nghi, sau khi hoàng đế dùng bữa, lượng thức ăn còn dư trong mỗi bữa ngự thiện sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến.

Đầu tiên, thái giám theo lệnh vua ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên. Đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần. Việc được nhà vua ban cho những món ăn được xem là ân huệ lớn lao.

Thứ hai, cung nữ và thái giám sẽ sử dụng số đồ ăn thừa này. Tuy nhiên, các vị hoàng đế thời xưa đều không hề biết tới phương thức xử lý thức ăn thừa vô cùng đặc biệt này.

Trên thực tế, nếu những món ăn không được ban thưởng đích danh cho người nào, chúng sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám trong hoàng cung.

Họ sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi âm thầm mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.

Hoàng đế mỗi món cũng chỉ ăn 3 miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là cơm thừa.

Hơn nữa, tài nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì. Vậy nên những món ăn ấy dù bị hét giá cao bao nhiêu, không ít người vẫn sẽ giành mua cho bằng được.

Theo VTC