Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

02/05/2024 09:59

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi kéo dài

Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở giai đoạn cấp tính có sự khác biệt với giai đoạn mạn tính. Nghet mũi cấp tính thường do cảm lạnh, hay nhiễm vi khuẩn, virus thông thường. Nhưng rất ít khi chúng gây ra tình trạng nghẹt mũi mạn tính. Bệnh nhân bị nghẹt mũi mạn tính, tái phát dai dẳng có thể do chưa giải quyết dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh sau:

- Viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm VA (thường gặp ở trẻ em),…

- Khối u, polyp nhỏ trong mũi.

- Lệch, vẹo vách ngăn.

- Rối loạn nội tiết (thường gặp ở phụ nữ mang thai).

- Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng khi nghẹt mũi kéo dài

Người bị nghẹt mũi kéo dài thường có những biểu hiện sau:

- Mũi thường xuyên bị nghẹt được biểu hiện qua giọng nói của bệnh nhân có âm mũi, giọng nói trầm thấp, khàn tiếng kéo dài.

- Sổ mũi, dịch mũi có màu xanh hoặc vàng do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trong thời gian dài.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược- Ảnh 1.
Nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài gây nhiều mệt mỏi, khó chịu

- Khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, ngủ nhiều vào ban ngày do dịch nhầy gia tăng sản xuất vào ban đêm, gây tắc nghẽn đường thở. Đặc biệt trẻ em bị ngáy nhiều khi ngủ.

- Viêm nhiễm ở mũi lâu ngày có thể lan lên mặt gây viêm màng tiếp hợp, viêm mí, viêm túi lệ. Nghẹt, tắc mũi thường xuyên gây ảnh hưởng xấu tới khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, cằm nhô, răng vẩu, lồng ngực xẹp,…

Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày thường chậm chạp, buồn ngủ, ngủ gà, nhức đầu và khó tập trung.

Các phương pháp điều trị nghẹt mũi kéo dài

Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh nghẹt mũi kéo dài sẽ cho hiệu quả. Ví dụ như" .

- Đối với bệnh nhân bị nghẹt mũi kéo dài do tình trạng lệch, vẹo vách ngăn ở mũi, phương án điều trị có thể là phẫu thuật để chỉnh sửa vách ngăn.

- Có thể tiến hành cắt bỏ khối u, polyp đối với những bệnh nhân có khối u, polyp nhỏ trong mũi, để cho đường mũi được thông thoáng.

- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có thể được chỉ định dùng như thuốc co mạch, thuốc corticoid làm giảm tiết dịch trong mũi, xoang nên giúp giảm triệu chứng tắc, nghẹt mũi khiến bạn thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn điện giải, tăng huyết áp,... gây viêm mũi do nhờn thuốc nên cần sử dụng đúng chỉ định bác sĩ. .

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược- Ảnh 2.
Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.

Mẹo chữa nghẹt mũi đơn giản tại nhà

Uống trà nóng

Phương pháp uống trà nóng để trị nghẹt mũi đã được rất nhiều người trên thế giới tin dùng, giúp cải thiện những triệu chứng do cảm cúm gây ra, trong đó có cả nghẹt mũi. Một số loại trà mà bạn nên dùng để trị nghẹt mũi: trà gừng và bạc hà, trà xanh. Những loại trà này có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, làm thông mũi và giảm tình trạng viêm nhiễm.

Rửa mũi hàng ngày

Việc rửa mũi mỗi ngày là vô cùng cần thiết trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh nghẹt mũi kéo dài. Rửa mũi có tác dụng rất tốt, làm giảm tình trạng viêm mũi, loại bỏ dị vật trong mũi, làm cho đường mũi được thông thoáng.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược- Ảnh 3.
Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn

Sử dụng liệu pháp xông hơi

Xông hơi giúp cho hệ thống xoang được giãn nở, chất nhầy được làm mềm và loãng ra, khiến cho việc tống chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn, không bị ứ đọng trong xoang nên có thể giảm được tình trạng viêm nhiễm, nghẹt mũi.

Cải thiện sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả nhờ Xịt mũi họng Khiết Thanh

Để cải thiện và phòng ngừa nghẹt mũi tái phát hiệu quả cần thực hiện song song biện pháp làm sạch mũi họng, giảm triệu chứng bệnh; Tiêu diệt vi khuẩn, virus; Tăng cường hệ miễn dịch hô hấp. Để đáp ứng mục tiêu này, nhiều người bệnh đã tin dùng Xịt mũi họng Khiết Thanh chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược- Ảnh 4.
Thân cây Tuyết tùng đỏ chứa hàm lượng lớn hoạt chất Hinokitiol

Hinokitiol đã được nghiên cứu và chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp hỗ trợ giảm sự nhân lên của virus. Do đó giúp kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm, đồng thời tăng cường miễn dịch hô hấp, phòng bệnh tái phát hiệu quả, lâu dài.

Xịt mũi họng Khiết Thanh không chỉ có chứa Hinokitiol mà còn kết hợp với các thảo dược được ứng dụng công nghệ lượng tử tiên tiến trong bào chế như: Chiết xuất lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can, zinc sulfate heptahydrate, dimethyl sulfoxide (DMSO) giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm; làm sạch và loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây bệnh dị ứng; Làm loãng dịch nhầy, giúp thông thoáng mũi, họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, sưng đau mũi họng của người bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Xịt mũi họng Khiết Thanh xịt được đồng thời cho cả mũi và họng nên giúp bảo vệ đường hô hấp.

Nhờ thiết kế vòi xịt dài, dạng phun sương, các hoạt chất sẽ được thẩm thấu nhanh, sâu hơn vào niêm mạc mũi, họng. Từ đó, giúp nhanh chóng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa rát họng hiệu quả.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược- Ảnh 5.
Xịt mũi họng Khiết Thanh hỗ trợ giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa rát họng

Các bước sử dụng dung dịch xịt mũi họng Khiết Thanh

Bước 1: Mở hộp và lấy sản phẩm xịt mũi họng ra ngoài.

Bước 2: Lắc nhẹ chai xịt.

Bước 3: Mở 2 nắp nhựa ở phần cổ bình và đầu xịt

Bước 4: Cầm bình xịt bằng tay thuận, ngón trỏ đặt trên nút xịt.

Bước 5:

Để xịt họng: Đưa vào miệng (đầu vòi xịt hướng vào họng), ngón trỏ ấn nhanh gọn nút xịt 3 – 4 lần.

Để xịt mũi: Đưa gần sát mặt, đầu vòi xịt hướng vào lỗ mũi bên trái, ngón trỏ ấn nhanh gọn nút xịt 1 – 2 lần (Thao tác tương tự với bên mũi còn lại)

Bước 6: Dùng giấy sạch để vệ sinh đầu vòi xịt và đậy nắp nhựa lại, tránh để vòi xịt bị bẩn, có thể nhiễm khuẩn ngược.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Phạm Mai