Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

02/05/2024 14:45

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Hemoglobin, một loại sắt gắn với protein quan trọng có trong hồng cầu, đóng vai trò then chốt trong việc vận chuyển oxy đến các cơ quan quan trọng. Khi nồng độ hemoglobin giảm mạnh, khả năng cung cấp oxy của cơ thể cũng giảm đi, dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau.

Thiếu máu do thiếu sắt (loại phổ biến nhất), xảy ra khi cơ thể không đủ chất sắt để sản xuất huyết sắc tố. Sự thiếu hụt này cản trở quá trình tổng hợp huyết sắc tố, làm trầm trọng thêm tình trạng và làm tăng thêm các triệu chứng như mệt mỏi .

Thiếu máu do thiếu sắt phổ biến như thế nào? | Vinmec

Thiếu máu thiếu sắt có thể gây mệt mỏi…

1. Thiếu máu thiếu sắt nguy hiểm thế nào?

Thiếu máu thiếu sắt nhẹ thường không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm:

- Vấn đề tim mạch: Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong máu khi bị thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến tim to hoặc suy tim.

- Các vấn đề khi mang thai: Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có liên quan đến sinh non và trẻ nhẹ cân. Tình trạng này có thể phòng ngừa được ở những phụ nữ mang thai được bổ sung sắt như một phần trong quá trình chăm sóc trước khi sinh.

- Vấn đề tăng trưởng: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu sắt nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu cũng như chậm tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến việc tăng khả năng nhiễm trùng.

Để khắc phục thiếu máu, liệu pháp tự nhiên đóng một vai trò quan trọng, nhằm khắc phục lượng sắt và phục hồi sức khỏe tổng thể.

2. Liệu pháp tự nhiên để tăng cường sắt ngăn ngừa thiếu máu

2.1. Rau chân vịt (rau bina)

Rau bina là một phương thuốc hữu hiệu để giải quyết tình trạng thiếu máu, đặc biệt khi thiếu axit folic trong máu. Việc sản xuất không đủ lượng huyết sắc tố có thể dẫn đến thiếu máu, nhưng việc kết hợp rau bina vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm bớt tình trạng này.

Giàu vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, rau bina mang lại giải pháp tự nhiên để tăng nồng độ huyết sắc tố và chống thiếu máu.

Bằng cách đưa rau bina trở thành một phần thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, sẽ mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Rau chân vịt là gì, có phải rau mồng tơi không? Cách dùng và ...

Rau chân vịt.

2.2. Củ cải đường

Củ cải đường rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm sắt, đồng, phốt pho, magie và vitamin B1, B2, B6, B12, C. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản xuất hồng cầu, tăng cường nồng độ huyết sắc tố trong cơ thể.

Để khai thác lợi ích của củ cải đường, chỉ cần xay nhuyễn một cốc củ cải đường, lọc lấy nước và thêm một thìa nước cốt chanh để tăng cường hàm lượng vitamin C, hỗ trợ hấp thu sắt.

Kết hợp nước ép củ cải đường bổ dưỡng này vào thói quen buổi sáng có thể mang lại sự sảng khoái và cung cấp chất sắt cho cơ thể.

2.3. Lá chùm ngây

chùm ngây (14)

Lá chùm ngây.

Lá chùm ngây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, chứa một lượng đáng kể sắt, magie và vitamin A, C. Chỉ một khẩu phần lá chùm ngây cũng cung cấp thêm 28 mg sắt (hơn rau bina), khiến nó trở thành sự lựa chọn tuyệt vời để tăng nồng độ huyết sắc tố và tăng số lượng hồng cầu.

Để kết hợp lá chùm ngây vào chế độ ăn uống, hãy băm nhỏ 20-25 lá, trộn với một thìa cà phê bột đường thốt nốt, dùng với bữa sáng có thể cải thiện hiệu quả lượng chất sắt, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

2.4. Hạt mè đen

Hạt mè đen (vừng đen) là một phương thuốc hữu hiệu cho những người đang vật lộn với bệnh thiếu máu. Chứa nhiều canxi, magie và sắt, vừng đen đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường lượng sắt trong cơ thể.

Ngoài ra, tiêu thụ hạt vừng còn hỗ trợ hấp thu sắt, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chúng như một phương thuốc tự nhiên chữa bệnh thiếu máu.

2.5. Các thực phẩm khác

Thực phẩm giàu chất sắt khác bao gồm:

  • Thịt đỏ, thịt lợn và thịt gia cầm
  • Hải sản
  • Trái cây sấy khô, chẳng hạn như nho khô và quả mơ
  • Ngũ cốc, bánh mì và mì ống tăng cường chất sắt
  • Đậu Hà Lan

2.6. Thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hấp thu sắt

Có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể bằng cách uống nước ép cam quýt hoặc ăn các thực phẩm khác giàu vitamin C cùng lúc với việc ăn thực phẩm có nhiều chất sắt. Vitamin C trong nước ép cam quýt, như nước cam, giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn trong chế độ ăn uống.

Vitamin C cũng được tìm thấy trong:

  • Bông cải xanh
  • Bưởi
  • Quả kiwi
  • Ớt
  • Dâu tây
  • Cà chua ...