Phát hiện hố xanh không đáy nuốt chửng cả khủng long
Trên đáy đại dương xuất hiện một hố xanh khổng lồ, sâu đến mức các nhà khoa học chưa thể phát hiện được đáy hố.
Cái hố vô đáy này được mệnh danh là hố xanh sâu nhất thế giới, vượt qua Hố Rồng ở Biển Đông - nơi có độ sâu dưới mực nước biển là 301 mét.
Hố xanh Taam Ja' nằm ngoài khơi phía đông nam của Mexico, với độ sâu hơn 100 mét so với Hố Rồng. Nhìn từ trên cao, kẽ nứt có đường kính 150 mét này trông giống như đồng tử của con mắt, xung quanh là mặt biển xanh da trời hùng vĩ.
Cái hố này nằm ẩn mình trong một vịnh của bán đảo Yucatan, trên biên giới với Belize. Năm 2023, hố Taam Ja' được các nhà khoa học chính thức xác định là hố xanh lớn thứ hai trên thế giới, dựa trên dữ liệu siêu âm.
Nhưng đây là điểm khác biệt: Cái hố này sâu đến mức âm thanh (thường di chuyển rất tốt trong nước) cũng không có phản xạ từ đáy hố. Hố Taam Ja' có thể "nuốt chửng" những âm thanh vọng lại của sóng cao tần trước khi chúng có thể xuyên qua hơn 274 mét sâu.
Hiện tượng này có thể có liên quan đến pycnocline - ranh giới giữa các vùng nước có mật độ khác nhau có thể phân tán tín hiệu âm thanh.
Để tìm hiểu thêm về độ sâu của chiếc hố tăm tối này, các nhà nghiên cứu tại một trung tâm nghiên cứu khoa học công cộng ở Mexico, có tên là "El Colegio de la Frontera Sur" (ECOSUR), đã neo đậu một con tàu vào giữa đáy hố vào tháng 12 năm 2023. Trên móc câu là một thiết bị có khả năng đo áp suất nước, nhiệt độ và dữ liệu độ dẫn. Khi cả 500 mét dây cáp đã được cuộn ra, thiết bị vẫn chưa đạt đến đáy hố.
Vì mặt đá vôi và thạch cao trong hố xanh Taam Ja' có hướng nghiêng nhẹ thay vì song song, thiết bị đã rơi xuống thấp hơn mực nước biển 420 mét.
Các nhà nghiên cứu tại ECOSUR cho biết rằng đáy hố "vẫn chưa được khám phá".
Có khả năng trong chuyến thám hiểm tiếp theo, các nhà nghiên cứu tại ECOSUR muốn thử lại với các robot dưới nước, giúp thiết bị có thể đạt được độ sâu hơn.
Khi thiết bị của họ đạt đến mốc 400 mét bên trong cái hố, dữ liệu truyền trực tiếp đã cho thấy sự thay đổi trong điều kiện nước, tương đồng với điều kiện của Biển Caribe. Điều này cho thấy cái hố có thể có một đường hầm kết nối nó với đại dương rộng lớn.
Bán đảo Yucatan, nổi tiếng với địa hình tựa như miếng pho mát Thụy Sĩ, chứa hơn 10.000 hố nước ngọt tự nhiên, và một mê cung những hang động ngầm và con sông dưới lòng đất. Một trong số chúng thậm chí còn chứa các bí mật khảo cổ học và sinh học quý giá mà chúng ta không bao giờ biết nếu không có sự tò mò thúc đẩy.
Các hố sụt tự nhiên này bao quanh miệng hố Chicxulub. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa thể làm rõ, họ nghi ngờ rằng địa chất đặc biệt của khu vực này có tác động phần nào đến sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều loài động vật khác nhiều năm về trước.
Với sức mạnh của sự tuyệt chủng, một môi trường sinh thái hoàn toàn mới đã được khắc cạnh theo thời gian. Mặc dù môi trường tối tăm, thiếu oxi, hố tự nhiên có thể chứa các hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng có thể áp dụng với hố xanh không đáy Taam Ja'.
Trong khi khám phá các hố xanh trên thế giới để hiểu rõ hơn về sự đa dạng sinh thái của chúng, các nhà sinh học đã bắt gặp các hình thái sống hoàn toàn mới ở một số trường hợp.
"Sâu thẳm dưới hố xanh Taam Ja' cũng có thể chứa đựng một đa dạng sinh học liên kết với các quá trình vật lý-hóa học và địa hình, tạo nên một môi trường sống độc đáo đang chờ được khám phá," các nhà nghiên cứu tại ECOSUR đề xuất.
Đội ngũ ECOSUR đã sẵn sàng lặn xuống một lần nữa.