Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện
Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản do cơ vòng thực quản dưới mở không đúng cách. GERD gây ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, nuốt nghẹn, nuốt khó, đau rát họng, nôn, buồn nôn, nóng rát thượng vị, viêm thanh quản… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản
Có rất nhiều "thủ phạm" gây nên bệnh trào ngược dạ dày. Biết được những nguyên nhân này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả:
Các bệnh lý của dạ dày
Bao gồm các vấn đề của cơ thắt thực quản dưới cũng như dạ dày nằm sai vị trí:
- Suy yếu cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản là "cánh cửa" nằm giữa thực quản và dạ dày. Khi cơ thắt thực quản giãn, nó sẽ đóng không kín, làm cho acid dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
- Thoát vị hoành: Là tình trạng phần trên của dạ dày lọt qua lỗ cơ hoành (lỗ cơ ngăn cách ngực và bụng) lên khoang ngực, làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến acid trào ngược lên thực quản mỗi khi dạ dày co bóp.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
Một số thói quen hàng ngày nhiều người hay mắc phải có thể gây GERD như:
- Thường xuyên ăn thực phẩm kích thích cơ thắt thực quản dưới gồm đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, socola, cà phê, rượu bia…
- Ăn quá no, ăn khuya: Làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến thức ăn dễ trào ngược lên thực quản.
- Hút thuốc lá: Làm tăng tiết acid dạ dày và làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới.
- Thừa cân, béo phì: Gây áp lực lên dạ dày, khiến acid dễ trào ngược.
- Stress, căng thẳng: Khiến cơ thể sản xuất nhiều acid dạ dày hơn, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân khác
Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây trào ngược dạ dày như:
- Mắc bệnh lý tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, tá tràng, hẹp môn vị...
- Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc giảm đau không steroid (NSAID), thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm...
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc GERD tăng cao ở người lớn tuổi.
- Mang thai: Thai nhi càng to thì mức độ chèn ép dạ dày càng lớn, dẫn đến trào ngược dạ dày ở thai phụ.
Cách cải thiện trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả
Để cải thiện GERD, bạn cần kết hợp giữa các biện pháp thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Dưới đây là một số phương pháp chính:
Thay đổi chế độ ăn uống
Bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính để dạ dày không bị quá tải. Đồng thời ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ trào ngược, nên ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, socola, cà phê, rượu bia… để giảm nguy cơ GERD.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Để giúp giảm áp lực lên dạ dày và hạn chế tối đa sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới. Bạn cần bỏ thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, béo phì, tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày và ngủ đúng tư thế, bạn có thể nâng cao đầu giường 15-20cm bằng gối. Đặc biệt, bạn cần hạn chế stress, căng thẳng bằng các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đi du lịch và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Bác sĩ có thể cho bạn kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày:
- Thuốc trung hòa acid: Giúp giảm bớt acid, giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị.
- Thuốc bao niêm mạc dạ dày: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của acid dạ dày.
- Thuốc tăng nhu động ruột: Giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa nhanh hơn, giảm nguy cơ trào ngược.
- Thuốc kháng sinh: Dùng khi bạn bị trào ngược dạ dày kèm theo nhiễm vi khuẩn HP.
Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng, tăng hoặc giảm liều mà cần uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng giải pháp có thành phần từ hạt bưởi để hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày
Bên cạnh các thuốc Tây y thì việc sử dụng thảo dược kết hợp sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả. Trong đó không thể bỏ qua hạt bưởi - một thành phần lành tính đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày.
Nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Journal of Medicinal Food cho thấy chiết xuất hạt bưởi có tác dụng hỗ trợ làm giảm đáng kể các triệu chứng viêm loét dạ dày, bao gồm đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa… cho người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
Nghiên cứu năm 2015 công bố trên tạp chí Journal of Acupuncture and Meridian Studies được thực hiện trên 50 người bị đau dạ dày cho thấy những người sử dụng chiết xuất hạt bưởi trong vòng 4 tuần có mức độ đau dạ dày giảm đáng kể so với nhóm đối chứng.
Kế thừa kinh nghiệm của Y học cổ truyền và Y học hiện đại, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm Chức năng Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp hạt bưởi cùng nhiều thảo dược quý khác cũng có tác dụng hỗ trợ đáng kể với bệnh trào ngược, viêm loét dạ dày như dạ cẩm tím, chè dây, nghệ vàng và chiết xuất bằng công nghệ lượng tử để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất, đồng thời giúp thu được tối đa hoạt chất các thảo dược để bào chế nên viên uống Dạ Dày Á Âu. TPBVSK Dạ Dày Á Âu có công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dạ dày, giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng
TPBVSK Dạ Dày Á Âu dùng cho người bị ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa do viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản, người dùng thuốc hoặc uống rượu gây ảnh hưởng cho dạ dày
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng viên uống Dạ Dày Á Âu tối thiểu 3-6 tháng với liều mỗi ngày 4-6 viên chia 2 lần để giúp kiện tỳ mạnh vị, giảm đau dạ dày nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến nhưng bạn có thể kiểm soát được bằng cách áp dụng những biện pháp trên đây.
Quỳnh Chi
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh