Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới 08/05/2024 21:36

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia- Ảnh 1.
Hưởng ứng "Ngày Thalassemia Thế giới – 08/5", Trung tâm Y tế thành phố Hạ Long tổ chức tuyên truyền, tư vấn về bệnh Thalassemia cho cán bộ, công nhân, viên chức và người dân xã Thống Nhất.

Bệnh tan máu bẩm sinh còn có tên gọi khác là Thalassemia. Căn bệnh hiện chưa thể chữa khỏi, khiến những đứa trẻ sinh ra mang chứng bệnh này phải tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, thậm chí ở thể nặng phải điều trị cả đời.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, tỉ lệ người dân đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20-40%. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Ước tính mỗi năm Việt Nam cần hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho tất cả các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc Thalassemia - tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội.

Để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Hưởng ứng "Ngày Thalassemia Thế giới – 08/5", Trung tâm Y tế thành phố Hạ Long tổ chức tuyên truyền,tư vấn về bệnh Thalassemia cho cán bộ, công nhân, viên chức và người dân xã Thống Nhất.

Hoạt động này nhằm vận động cộng đồng cùng nỗ lực tham gia vào cuộc chiến đẩy lùi bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đầy ám ảnh.

Chiều 8/5, tại xã Thống Nhất (thành phố Hạ Long) hội nghị truyền thông với chủ đề "Chăm sóc sức khỏe sinh sản và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho vị thành niên/thanh niên" đã diễn ra, thu hút gần trăm cán bộ, công nhân viên chức, người dân tham gia.

Tại buổi tư vấn, các thành viên đã được tìm hiểu thêm tầm quan trọng của tầm soát, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, cập nhật kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, tình bạn và tình yêu… cũng như những hệ lụy mang theo suốt đời của một đứa trẻ mắc chứng bệnh này, những nỗi gian truân mà gia đình có trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh....

Cũng tại buổi tư vấn, tuyên truyền, báo cáo viên của Trung tâm Y tế thành phố Hạ Long đã cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục để nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết và phòng tránh thai an toàn; tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hội nghị kêu gọi mỗi thành viên, gia đình cần chung tay đẩy mạnh tuyên truyền để đảm bảo vị thành niên, thanh niên tiếp cận tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (SKSS-KHHGĐ) góp phần giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, dự phòng vô sinh và nâng cao chất lượng dân số.

Chị Hà Thị Thới (sinh 1967, trú xã Thống Nhất, thành phố Hạ Long) chia sẻ: “ Bản thân tôi sau khi nghe các báo cáo viên tuyên truyên về bệnh tan máu bẩm sinh, nhận thức được mức độ nguy hiểm cũng như hệ luy lâu dài nên sau hội nghị này chắc chắc tôi sẽ nhắc nhở, khuyên bảo con cháu, người thân phải đi tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn. Cùng với đó, tầm soát, chẩn đoán, bệnh tật trước sinh và sơ sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc do căn bệnh này gây ra.

Theo Chi cục Dân số Quảng Ninh, truyền thông, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên sắp kết hôn.

Qua tư vấn, tuyên truyền, giới trẻ đã hiểu rõ sự quan trọng, cần thiết của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn. Hành động này không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân mà còn là thực hiện trách nhiệm đối với tương lai hạnh phúc gia đình của chính mình và toàn xã hội.

Để công tác phòng bệnh, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh hơn lúc nào, cần sự chung tay của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Thế Nam

Hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới