Những mánh khóe hòng qua mặt máy đo nồng độ cồn điều bị phát hiện

15/05/2024 08:53

Tối 14/5, tổ công tác của Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai cắm chốt đảm bảo TTATGT tại khu vực ngã tư Lê Đức Thọ - Hàm Nghi (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), trong đó tập trung kiểm tra, xử lý người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn.

Ghi nhận cùng tổ công tác trong khoảng 3 giờ đồng hồ làm nhiệm vụ tại khu vực trên, hàng trăm người điều khiển xe máy được yêu cầu dừng kiểm tra. Qua đó phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn với nhiều mức từ nhẹ đến kịch khung.

Một trong những trường hợp vi phạm là tài xế N.V.C. (SN 1977) điều khiển xe máy BKS: 29X7- 643.XX bị phát hiện mức nồng độ cồn 0,084 mg/L khí thở.

Chốt kiểm tra nồng độ cồn của Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) tại khu vực ngã tư Lê Đức Thọ - Hàm Nghi.

Chốt kiểm tra nồng độ cồn của Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) tại khu vực ngã tư Lê Đức Thọ - Hàm Nghi.

Khi được CSGT thông báo mức vi phạt và xử phạt, tài xế C. cho biết, anh hành nghề xe ôm công nghệ nên bản thân ý thức rất rõ việc uống rượu bia thì không được điều khiển xe máy ra đường. Vẫn biết là vậy nhưng buổi tối nay, bạn cùng xóm trọ tổ chức liên hoan để chia tay về quê. Ban đầu anh không uống nhưng vì nể bạn, nên có phần chủ quan uống vài chén rượu.

Cũng theo tài xế N.V.C., với vi phạm trên anh bị tổ công tác của Đội CSGT số 6 lập biên bản xử phạt mức 2,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện trong 7 ngày làm việc.

Tài xế N.V.C. vi phạm nồng độ cồn mức 1.

Tài xế N.V.C. vi phạm nồng độ cồn mức 1.

Cùng bị phát hiện mức vi phạm dưới 0,25 mg/L khí thở là tài xế Q.V.H. (SN 1987) điều khiển xe máy không đeo biển kiểm soát.

Tài xế H. cho biết, anh vừa mới từ quê ra Hà Nội làm phụ hồ được vài ngày. Hôm nay, chủ nhà có mời anh em thợ dùng cơm tối trước khi về. Trong bữa cơm, chủ nhà mời nhiệt tình quá nên anh có uống 3 chén rượu. Thật không ngờ lại bị CSGT xử phạt đến 2,5 triệu đồng, gấp 10 lần ngày công mà anh nhận được cho công việc phụ hồ vất vả.

Anh Q.V.H. thất thần khi biết mức phạt nồng độ cồn quá cao, gấp 10 lần ngày lương của mình.

Anh Q.V.H. thất thần khi biết mức phạt nồng độ cồn quá cao, gấp 10 lần ngày lương của mình.

Một trường hợp khác có mức vi phạm cao lên tới 0,421 mg/L khí thở là của tài xế T.T.H. (SN 2000).

Tài xế T.T.H. cho biết, anh đã uống bia trong buổi tiệc liên hoan công ty, mức độ vi phạm cao "kịch khung".

Người vi phạm ký vào biên bản xử phạt.

Người vi phạm ký vào biên bản xử phạt.

Theo Trung tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6, mùa hè về, thời tiết nắng nóng nên nhiều người có thói quen uống bia để giải khát. Về cơ bản, phần lớn người dân hiện nay đã tạo được thói quen an toàn, uống rượu bia thì sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi… để di chuyển. Nhưng vẫn còn đó 1 bộ phận thiếu ý thức, dù biết lực lượng chức năng xử lý rất mạnh tay nồng độ cồn nhưng vẫn cố tình vi phạm dẫn đến nguy cơ xảy tai nạn giao thông. Và thực tế trong thời gian qua đã có nhiều vụ tai nạn do chính bộ phận “ma men” gây ra, thiệt hại về người và tài sản là không nhỏ.

Những mánh khóe hòng qua mặt máy đo nồng độ cồn điều bị phát hiện - 5

Cùng với đó, việc xử lý vi phạm không hề đơn giản bởi người đã sử dụng rượu bia thường tâm lý không vững vàng, khả năng điều chỉnh hành vi bị hạn chế dẫn đến kích động, mất tự chủ, không hợp tác với lực lượng chức năng.

CSGT tạm giữ phương tiện của người vi phạm.

CSGT tạm giữ phương tiện của người vi phạm.

Cá biệt, một số đối tượng có những lời nói lăng mạ, chửi bới, thậm chí xô đẩy, tấn công cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ khi nhận được yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Cũng có trường hợp sử dụng những mánh khóe như súc miệng bằng Listerine hay một số loại dược phẩm nhằm qua mặt lực lượng chức năng khi bị kiểm tra. Tuy nhiên, tất cả những “chiêu trò” đối phó này đều bị phát hiện.