Luật sư của bạn

Người lao động nhận lương khoán 2024 có phải đóng BHXH hay không?

Th 18/05/2024 10:19

Tôi đang làm việc cho công ty theo hình thức nhận lương khoán, vậy người lao động nhận lương khoán năm 2024 có phải đóng BHXH hay không? – Khánh Trân (Quảng Trị).

1. Lương khoán là gì?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Theo đó, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thì tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

bảo hiểm xh

Giải đáp câu hỏi, người lao động nhận lương khoán 2024 có phải đóng BHXH (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Người lao động nhận lương khoán 2024 có phải đóng BHXH hay không?

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, những đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, người lao động có phải đóng BHXH hay không sẽ phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động dù được trả lương dưới bất kỳ hình thức nào. Người lao động nhận lương khoán vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu ký kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.

3. Mức đóng và phương thức đóng BHXH của doanh nghiệp

Theo đó, doanh nghiệp đóng BHXH theo mức đóng và phương thức như sau:

(i) Doanh nghiệp hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.

- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

(ii) Doanh nghiệp hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

(iii) Doanh nghiệp hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(iv) Doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(v) Doanh nghiệp là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản (i) Mục này. phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

(Căn cứ Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015)

Th