4 tính năng 'tự động' của đồ dùng, nhiều người tưởng vừa tiện vừa tiết kiệm điện nhưng dùng lâu gây tác dụng ngược, rước họa cho sức khỏe
Bỏ ngay những thói quen dùng đồ gia dụng này đi nếu bạn không muốn vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng không tốt cho gia đình mình.
Trước thời đại khoa học phát triển như hiện nay, nhiều thiết bị thông minh đã ra đời phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người. Nhiều thiết bị gia dụng tưởng hiện đại, hỗ trợ cuộc sống hàng ngày nhưng lại mang một số "tác dụng phụ" về lâu dài khiến con người chủ quan.
Hãy cùng theo dõi ngay 4 thói quen dùng đồ gia dụng sau và sửa chúng càng sớm càng tốt.
1. Chế độ vệ sinh máy giặt tự động
Ngày nay, gần như tất cả các loại máy giặt từ bình dân đến cao cấp đều được trang bị chức năng làm sạch lồng giặt tự động. Hiểu đơn giản, chế độ vệ sinh lồng giặt sẽ giúp tiết kiệm thời gian khi máy giặt sẽ tự động vệ sinh, loại bỏ các cặn bẩn, mảng bám do bụi bẩn hoặc bột giặt trong quá trình giặt tích tụ lại.
Tuy nhiên, chế độ làm sạch tự động chỉ giúp vệ sinh được phần trong lồng giặt. Nó không thể làm sạch bụi bẩn bên thành ngoài của lồng giặt chứ đừng nói đến việc vệ sinh các chi tiết khác. Vì vậy, nhiều vết bẩn và vi khuẩn vẫn còn bám lại máy giặt gây mất an toàn khi sử dụng.
Do đó, để đảm bảo máy giặt của bạn được sạch nhất vừa bảo vệ an toàn của máy, lại bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình thì cần chú ý thường xuyên mua các chất tẩy rửa an toàn về và tự vệ sinh đều đặn theo chu kỳ. Bên cạnh đó, cần chú ý vệ sinh các bộ phận khác của máy giặt như: Khay để nước giặt, ống xả và lọc nước, miếng cao sư ở thành cửa máy,...
2. Chế độ tự động của máy lọc không khí
Máy lọc không khí là một thiết bị thông minh có khả năng lọc sạch bụi bẩn hiệu quả mà mọi người hiện nay ưa chuộng sử dụng. Thông qua các lớp lọc bụi tiêu chuẩn kết hợp công nghệ tạo ion tiên tiến, máy giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, mùi hôi, nấm mốc,...
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều người vẫn lầm tưởng về chế độ tự động làm sạch của nó. Bản chất của chế độ tự động làm sạch của máy lọc không khí cũng giống với máy giặt.
Chế độ làm sạch sẽ giúp máy loại bỏ nấm mốc, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus. Nhưng chỉ "tự làm sạch" thôi thì chưa đủ mà nó cũng cần được tháo ra và vệ sinh đều đặn theo đúng chu kỳ sử dụng.
3. Sử dụng nắp bồn vệ sinh thông minh
Bồn cầu thông minh là thiết bị vệ sinh đời mới được nhiều gia đình trẻ yêu thích. Bởi nó mang đến sự tiện nghi, tối ưu hoá lợi ích, vừa tiết kiệm chi phí sử dụng lại không mất quá nhiều thời gian vệ sinh.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan khi nghĩ rằng sử dụng thiết bị này thì không cần dùng bàn chải hay các thiết bị tẩy rửa khác để làm sạch. Điều này làm cho bồn cầu bị nhiễm khuẩn, lâu dần gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe của cả gia đình.
4. Sử dụng bình nước nóng nhiệt độ cao trong thời gian dài
Một số gia đình có thói quen bật bình nước nóng suốt 24/24h vì muốn sử dụng sẽ đỡ phải chờ đợi. Tuy nhiên, cách làm này không chỉ gây tốn kém điện năng mà còn rất nguy hiểm đặc biệt là khi chẳng may bị rò rỉ điện do hoạt động quá tải,...
Cách tốt nhất để sử dụng bình nước nóng an toàn cho cả gia đình mà lại tiết kiệm điện năng đó là bật cho bình nước nóng đủ dùng trong khoảng 15 - 20 phút thì tiến hành ngắt nguồn điện. Bên cạnh đó, nếu gia đình bạn sử dụng các thiết bị bình có nút điều chỉnh nhiệt độ thì bạn có thể hạ nhiệt độ làm nóng xuống để tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn.