Lãi suất ngân hàng tăng mạnh: Gửi 300 triệu đồng có bao nhiêu lãi cao nhất kỳ hạn 6 tháng?
Lãi suất huy động các ngân hàng tiếp tục tăng mạnh, trong đó, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng đang được niêm yết quanh ngưỡng 2,9-5,1%/năm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay
Sau khi tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 1-12 tháng trong tháng 5, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) vừa tiếp tục tăng khá mạnh lãi suất huy động tại tất cả kỳ hạn từ hôm nay (11/6) với mức tăng cao nhất lên đến 0,75%/năm.
Biểu lãi suất huy động trực tuyến vừa được BVBank niêm yết cho thấy, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng thêm 0,4%/năm lên 3,4%/năm, kỳ hạn 2 tháng tăng thêm 0,35%/năm lên 3,45%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng 0,3%/năm lên 3,5%/năm, kỳ hạn 4 tháng tăng 0,25%/năm lên 3,55%/năm, kỳ hạn 5 tháng tăng 0,2%/năm lên 3,6%/năm.
Đáng chú ý, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 tháng được BVBank điều chỉnh tăng thêm 0,65%/năm, lên 4,9%/năm.
Các kỳ hạn tiền gửi 10 tháng, 11 tháng và 12 tháng lần lượt tăng thêm 0,45%, 0,3% và 0,75%/năm. Qua đó, lãi suất các kỳ hạn này chính thức vượt ngưỡng 5%/năm, lần lượt lên mức 5,1%, 5,15% và 5,6%/năm.
Lãi suất các kỳ hạn còn lại cũng tăng cao, khi kỳ hạn 15 tháng có lãi suất lên đến 5,7%/năm (tăng 0,65%/năm).
Kỳ hạn 18-24 tháng hiện có lãi suất cao nhất là 5,8%/năm sau khi BVBank tăng thêm 0,55%/năm đối với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 18 tháng, tăng 0,45%/năm đối với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 24 tháng.
Hôm nay thị trường cũng chứng kiến hai ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất lần thứ hai trong tháng 6 là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Trước đó, hai nhà băng này đã tăng lãi suất tại tất cả kỳ hạn, lần lượt trong hai ngày 3-4/6.
Tại GPBank, lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn từ 1-36 tháng đồng loạt tăng 0,4%/năm từ hôm nay, 11/6.
Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến vừa được GPBank cập nhật, lãi suất kỳ hạn 1 tháng đang ở mức 3%/năm, kỳ hạn 2 tháng 3,5%/năm, kỳ hạn 3 tháng 3,5%/năm, kỳ hạn 4 tháng 3,54%/năm, kỳ hạn 5 tháng có lãi suất mới 3,55%/năm.
Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6-7 tháng lần lượt 4,85% và 4,95%/năm.
Đáng chú ý, lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 8 tháng và 9 tháng đã vượt mốc 5% khi lần lượt được niêm yết mức 5,1% và 5,2%/năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại GPBank được niêm yết ở mức 5,75%/năm, trong khi các kỳ hạn từ 13-36 tháng đồng loạt niêm yết tại 5,85%/năm, mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này.
Trong khi đó, VIB tăng 0,3%/năm lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1-2 tháng lên 3,1%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3-5 tháng tăng 0,2%/năm lên mức 3,3%/năm.
Lãi suất các kỳ hạn 6-8 tháng được VIB tăng nhẹ 0,1%/năm lên 4,4%/năm, kỳ hạn 9-11 tháng tăng 0,2%/năm lên 4,5%/năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn 15-18 tháng cũng tăng thêm 0,2%/năm và chính thức đạt ngưỡng 5,1%/năm. Các kỳ hạn 24-36 tháng cũng tăng tương tự và đạt mức lãi suất cao nhất 5,3%/năm.
Cùng gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động còn có Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) khi đồng loạt tăng lãi suất huy động tại mọi kỳ hạn, qua đó trở thành "quán quân" mới của thị trường về lãi suất huy động kỳ hạn sau 12 tháng.
Lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1-5 tháng được NCB điều chỉnh tăng 0,3%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3,5%/năm, kỳ hạn 2 tháng tăng lên 3,7%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,8%/năm, kỳ hạn 4 tháng tăng lên 3,9%/năm, kỳ hạn 5 tháng tăng lên 4%/năm.
NCB trở thành nhà băng hiếm hoi niêm yết lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng ở mức 4%/năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 6 tháng là 5,05%/năm sau khi tăng 0,4%/năm; kỳ hạn 7 tháng cán mốc 5,1%/năm sau khi tăng 0,4%/năm.
Các kỳ hạn tiền gửi 8-9 tháng tăng 0,3%/năm, lên 5,25%/năm.
Kỳ hạn 10-11 tháng tăng 0,4%/năm, lên 5,3%/năm và 5,35%/năm.
Lãi suất các kỳ hạn 12 - 13 - 15 tháng lần lượt ở mức 5,6% - 5,7% - 5,8%/năm. Đây là mức lãi suất thuộc nhóm dẫn đầu thị trường ở cùng kỳ hạn thời điểm này.
Đáng chú ý, lãi suất các kỳ hạn tiền gửi từ 18-60 tháng tại NCB đồng loạt chạm ngưỡng 6,1%/năm, mức lãi suất huy động cao nhất thị trường hiện nay, sau khi tăng 0,4%/năm.
Ngoài NCB, thị trường chỉ có hai ngân hàng trả lãi tiền gửi tới 6,1%/năm là HDBank và OceanBank. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ được HDBank áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 18 tháng, trong khi OceanBank cũng chỉ áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng.
Ở chiều ngược lại, lãi suất huy động tại TPBank bất ngờ giảm với mức giảm 0,2%/năm kỳ hạn 1-2 tháng và giảm 0,1%/năm với tất cả kỳ hạn còn lại từ hôm nay.
Theo đó, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 1-2 tháng còn 3%/năm, kỳ hạn 3 tháng còn 3,3%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 4,2%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 4,9%/năm, kỳ hạn 18 tháng còn 5,3%/năm, kỳ hạn 24-36 tháng còn 5,6%/năm.
Trước đó, TPBank đã tăng lãi suất huy động vào ngày 3/6 với mức tăng thêm 0,2% cho tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng và tăng 0,1% lãi suất các kỳ hạn còn lại.
Do đó, việc điều chỉnh lãi suất huy động lần này khiến lãi suất tại TPBank trở về mức cũ.
LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CAO NHẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG NGÀY 11/6/2024 (%/NĂM) | ||||||
NGÂN HÀNG | 1 THÁNG | 3 THÁNG | 6 THÁNG | 9 THÁNG | 12 THÁNG | 18 THÁNG |
AGRIBANK | 1,6 | 1,9 | 3 | 3 | 4,7 | 4,7 |
BIDV | 2 | 2,3 | 3,3 | 3,3 | 4,7 | 4,7 |
VIETINBANK | 2 | 2,3 | 3,3 | 3,3 | 4,7 | 4,7 |
VIETCOMBANK | 1,6 | 1,9 | 2,9 | 2,9 | 4,6 | 4,6 |
ABBANK | 3,2 | 3,6 | 4,8 | 4,4 | 5,6 | 5,7 |
ACB | 2,5 | 2,9 | 3,5 | 3,8 | 4,5 | 4,6 |
BAC A BANK | 3,5 | 3,7 | 4,9 | 5 | 5,5 | 5,6 |
BAOVIETBANK | 3 | 3,55 | 4,7 | 4,8 | 5,1 | 5,7 |
BVBANK | 3,4 | 3,5 | 4,9 | 5,05 | 5,6 | 5,8 |
CBBANK | 3,4 | 3,6 | 5,15 | 5,1 | 5,3 | 5,55 |
DONG A BANK | 2,8 | 3 | 4 | 4,2 | 4,5 | 4,7 |
EXIMBANK | 3,3 | 3,6 | 4,3 | 4,3 | 5 | 5,1 |
GPBANK | 3 | 3,52 | 4,85 | 5,2 | 5,75 | 5,85 |
HDBANK | 3,25 | 3,25 | 4,9 | 4,7 | 5,5 | 6,1 |
KIENLONGBANK | 3 | 3 | 4,7 | 5 | 5,2 | 5,5 |
LPBANK | 3,2 | 3,3 | 4,4 | 4,5 | 5,1 | 5,6 |
MB | 3 | 3,3 | 4,1 | 4,2 | 4,9 | 4,7 |
MSB | 3,7 | 3,7 | 4,6 | 4,6 | 5,4 | 5,4 |
NAM A BANK | 3,1 | 3,8 | 4,6 | 5,1 | 5,4 | 5,7 |
NCB | 3,5 | 3,8 | 5,05 | 5,25 | 5,6 | 6,1 |
OCB | 3,5 | 3,7 | 4,6 | 4,7 | 4,9 | 5,4 |
OCEANBANK | 3,4 | 3,8 | 4,4 | 4,6 | 5,4 | 5,9 |
PGBANK | 2,9 | 3,2 | 4,2 | 4,2 | 5 | 5,2 |
PVCOMBANK | 3,15 | 3,15 | 4,3 | 4,3 | 4,8 | 5,3 |
SACOMBANK | 2,7 | 3,2 | 4 | 4,1 | 4,9 | 5,1 |
SAIGONBANK | 2,3 | 2,5 | 3,8 | 4,1 | 5 | 5,6 |
SCB | 1,6 | 1,9 | 2,9 | 2,9 | 3,7 | 3,9 |
SEABANK | 2,7 | 2,9 | 3,6 | 3,8 | 4,45 | 5 |
SHB | 3,1 | 3,2 | 4,5 | 4,6 | 5 | 5,3 |
TECHCOMBANK | 2,75 | 3,05 | 3,95 | 3,95 | 4,65 | 4,65 |
TPBANK | 3 | 3,3 | 4,2 | 4,9 | 5,3 | |
VIB | 3 | 3,3 | 4,4 | 4,5 | 5,1 | |
VIET A BANK | 3 | 3,3 | 4,5 | 4,5 | 5 | 5,3 |
VIETBANK | 3,1 | 3,3 | 4,6 | 4,6 | 5,2 | 5,8 |
VPBANK | 2,9 | 3,2 | 4,4 | 4,4 | 5 | 5 |
Với việc có thêm hàng loạt ngân hàng điều chỉnh lãi suất, từ đầu tháng 6 đến nay có 16 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VIB, GPBank, BaoViet Bank, LPBank, Nam A Bank, OceanBank, ABBank, Bac A Bank, MSB, MB, Eximbank, OCB, BVBank, NCB.
Trong đó, GPBank và VIB đã hai lần tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 6.
Ở chiều ngược lại, Eximbank dù tăng lãi suất huy động các kỳ hạn 1-9 tháng nhưng ngân hàng này lại giảm 0,1%/năm các kỳ hạn từ 15-36 tháng. TPBank sau khi tăng lãi suất vào đầu tháng nhưng sau đó điều chỉnh giảm để đưa lãi suất về mức cũ.
Lãi suất cao nhất kỳ hạn 6 tháng
Ghi nhận ngày 11/6, lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 6 tháng đang thuộc về BAC A BANK (5,1%/năm); NCB (5,05%/năm); CB, Cake by VPBank (5%/năm)...
Các ngân hàng có lãi suất thấp hơn có thể kể đến nhóm Big4 gồm Vietcombank (2,9%/năm), VietinBank, Agribank, BIDV (3%/năm).
Gửi tiết kiệm 300 triệu đồng, nhận lãi ra sao?
Để tính tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có thể áp dụng công thức:
Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi
Ví dụ, bạn gửi 300 triệu đồng kỳ hạn 6 tháng tại Ngân hàng A lãi suất 3%/năm, bạn có thể nhận được: 300 triệu đồng x 3%/12 x 6 = 4,5 triệu đồng.
Cùng số tiền kỳ hạn trên, nếu bạn gửi tiết kiệm vào Ngân hàng B có lãi suất 5% số tiền lãi bạn nhận được sẽ là: 300 triệu đồng x 5%/12 x 6 = 7,5 triệu đồng.
* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội