5 sự thật về vô sinh nam
Vô sinh thường được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng không có khả năng thụ thai sau một năm quan hệ tình dục thường xuyên và không dùng biện pháp bảo vệ trong đó phụ nữ dưới 35 tuổi. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, thời gian này được thu ngắn lại khoảng 6 tháng.
1. Nam giới có ít bị vô sinh hơn nữ giới?
Hiện nay, các thống kê cho thấy khoảng 15% các cặp vợ chồng không thể có con sau một năm mong con. Khoảng một trong 8 cặp vợ chồng khó khăn khi muốn sinh người con đầu. Khoảng một trong 6 cặp khó khăn khi muốn sinh những người con tiếp theo.
Nguyên nhân hiếm muộn của một cặp vợ chồng có thể đến từ phía nam giới, nữ giới hoặc từ cả hai phía.
Theo thống kê, nguyên nhân từ phía người nam giới chiếm khoảng 50%. Trong đó, 20-30% các trường hợp là do nguyên nhân hoàn toàn về phía người nam, phần còn lại do phối hợp nguyên nhân từ hai phía hoặc không rõ nguyên nhân.
Chính vì vậy, không thể khẳng định nam giới ít bị vô sinh hơn so với nữ giới. Điều quan trọng là việc đánh giá kỹ lưỡng khả năng sinh sản cho người nam có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và điều trị sinh sản cho một cặp vợ chồng.
2. Nam giới làm việc trí óc nhiều có dẫn đến vô sinh?
Làm việc trí óc nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Công việc căng thẳng, áp lực tinh thần, hoặc làm việc quá độ có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng từ đó gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản ở nam giới.
Một số yếu tố có thể gây ra vấn đề về sinh sản ở nam giới có thể liệt kê:
- Stress và áp lực: Công việc căng thẳng, áp lực từ cuộc sống, hoặc vấn đề tinh thần có thể ảnh hưởng đến hormone và sức khỏe tổng thể, gây ra vấn đề về sinh sản.
- Thói quen sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu, không có chế độ ăn uống cân đối, thiếu vận động cũng có thể góp phần vào vấn đề này.
- Môi trường làm việc: Tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
- Công việc đòi hỏi nhiều thời gian ngồi lâu: Nếu làm việc nhiều giờ đồng hồ ngồi một chỗ, cản trở lưu thông máu đến vùng sinh dục, làm tăng nhiệt độ vùng bìu gây ảnh hưởng đến tinh hoàn.
Chính vì vậy, làm việc tinh thần nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa rằng tất cả nam giới làm việc tinh thần nhiều đều sẽ gặp vấn đề vô sinh . Đa số nam giới vẫn có thể duy trì sức khỏe sinh sản tốt nếu họ duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp giảm stress và có chế độ làm việc hợp lý.
3. Đậu nành gây vô sinh ở nam giới?
Sữa đậu nành được xem là một nguồn protein thực vật tốt, phù hợp với những người không tiêu thụ sữa động vật hoặc có các vấn đề về sức khỏe nhất định. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã đưa ra lo ngại rằng việc tiêu thụ lượng lớn sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Theo các chuyên gia, sữa đậu nành chứa các hợp chất gọi là isoflavones, thuộc nhóm phytoestrogen (hay còn gọi là estrogen gốc thực vật), tương tự như hormone nữ estrogen. Sự tương đồng này đã khiến nhiều người quan tâm đến khả năng ảnh hưởng của isoflavones đối với hệ thống hormone nam giới.
Các nghiên cứu trên động vật đã gợi ý rằng lượng isoflavones có thể gây ra các biến đổi trong cơ thể, tác động đến chất lượng tinh trùng và các vấn đề liên quan đến vô sinh.
Vào năm 2021, một phân tích tổng hợp gồm 41 thử nghiệm lâm sàng được thực hiện chủ yếu ở người dân phương Tây, kết quả cho thấy không tìm thấy tác dụng nào của đậu nành hoặc isoflavone đối với mức độ hormone sinh sản ở nam giới. Các thử nghiệm can thiệp bằng protein đậu nành giàu isoflavone hoặc chất bổ sung isoflavone và có sự tham gia của nam giới ở mọi lứa tuổi.
Kết quả cho thấy rằng không có tác động của đậu nành đến nội tiết tố nam. Ngoài việc không có tác động lên nồng độ hormone, không có thử nghiệm lâm sàng nào trong số ba thử nghiệm lâm sàng cho tác động của việc hấp thụ isoflavone lên các thông số tinh trùng hoặc tinh dịch cho thấy bất kỳ tác dụng phụ.
Chính vì vậy, do không ảnh hưởng đến tinh trùng nên sữa đậu nành sẽ không gây vô sinh cho nam giới.
4. Vô sinh nam chủ yếu do ít tinh trùng hay testosterone thấp?
Tinh trùng ít hay thiểu tinh là tình trạng lượng tinh trùng trong tinh dịch khi xuất ra thấp hơn mức bình thường (<15 triệu="" tinh="" trùng/ml="" tinh="" dịch).="" tình="" trạng="" này="" làm="" giảm="" tỉ="" lệ="" thụ="" tinh="" thành="" công="" nhưng="" không="" làm="" mất="" hoàn="" toàn="" khả="" năng="" sinh="" sản="" của="" nam="" giới.="" các="" tinh="" trùng="" vẫn="" có="" cấu="" trúc="" và="" chức="" năng="" bình="" thường.="">15>
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như: bất thường nội tiết, đột biến gen, bất thường di truyền, chấn thương tinh hoàn, bệnh quai bị, hoặc tắc nghẽn đường dẫn tinh
Mức độ testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới và góp phần vào vấn đề vô sinh. Testosterone là hormone quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của tinh trùng cũng như cho sự phát triển của các bộ phận sinh dục nam.
Khi nồng độ testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến các vấn đề sau:
- Giảm sản xuất tinh trùng: Testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng trong tuyến tinh hoàn, làm giảm số lượng tinh trùng được tạo ra.
- Giảm chất lượng tinh trùng: Mức độ testosterone thấp có thể làm giảm chất lượng của tinh trùng, gây ra vấn đề về việc thụ tinh.
- Ảnh hưởng đến hormone khác: Testosterone thấp cũng có thể gây ra sự mất cân bằng với các hormone khác, như estrogen và FSH (follicle-stimulating hormone), ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.
- Giảm ham muốn tình dục: Mức độ testosterone thấp cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục và khả năng có con.
- Giảm chất lượng của tinh dịch: Mức độ testosterone thấp có thể làm giảm sản xuất tinh dịch, ảnh hưởng đến tính động của tinh trùng.
Nồng độ testosterone thấp trong máu và tình trạng tinh trùng ít có thể liên quan hoặc xảy ra độc lập với nhau ở nam giới. Cả hai vấn đề này đều có thể dẫn đến vô sinh nam.
5. Tuổi tác không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Khi nam giới càng lớn tuổi, số lượng tinh trùng giảm đi, khả năng di chuyển của tinh trùng kém và hình thái tinh trùng bất thường nhiều hơn điều này ảnh hưởng và tương quan với khả năng sinh sản giảm.
Theo các nghiên cứu chứng minh rằng 90% ống sinh tinh ở nam giới ở độ tuổi 20 và 30 có chứa tinh trùng, trong khi nam giới ở độ tuổi 40 và 50 có tinh trùng trong 50% ống sinh tinh của họ. Chỉ 10% ống sinh tinh ở nam giới > 80 tuổi chứa tinh trùng.
Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng di động giảm đáng kể về mặt thống kê từ 0,17% đến 0,6% mỗi năm và tỉ lệ tinh trùng di động giảm 3% đến 12% trong 20 năm tiếp theo.
Chưa dừng lại ở đó, khi nam giới càng lớn tuổi (sau 40 tuổi), chức năng sản xuất testosterone của tinh hoàn cũng giảm dần, dẫn đến tình trạng "cậu nhỏ" khó cương cứng khi "lâm trận" hoặc dễ xìu khi đang "lâm trận".
Khi càng có tuổi nam giới dễ mắc các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, suy thận mãn tính, xơ gan, rối loạn chuyển hóa lipid. Cuối cùng, những người đàn ông gặp vấn đề về sức khỏe sau này có thể tiếp xúc với các loại thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của tinh trùng.
Các loại thuốc phổ biến có thể ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch bao gồm thuốc hạ huyết áp (thuốc chẹn kênh spironolactone và canxi), thuốc chẹn H2 (cimetidine) và phương pháp điều trị bằng antiandrogen cho tuyến tiền liệt (flutamide).
Việc tiếp xúc với các tình trạng bệnh lý và thuốc này đều tăng theo độ tuổi ngày càng tăng và nam giới bị vô sinh cần được sàng lọc thích hợp.