Hàng triệu người sẽ phải sử dụng dịch vụ nào khi thanh toán không dùng tiền mặt nhanh gọn, chuẩn xác?
Theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP, từ 1/7, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chính thức có hiệu lực. Người dân sẽ sử dụng những dịch vụ nào để thanh toán không dùng tiền mặt?
Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm những dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng: Là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng: Là việc cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán không thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng, cụ thể bao gồm việc thực hiện các dịch vụ thanh toán: chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên có 2 dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là: Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng và Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Những dịch vụ này sẽ do Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích cung cấp (có thể là cung cấp một hoặc một số dịch vụ thanh toán).
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Cũng theo Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
- Quỹ Tín dụng nhân dân,
- Tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Các bước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Bước 1:
Mang theo căn cước công dân đến ngân hàng gần nhất để được tư vấn mở tài khoản, làm thẻ và đăng ký dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Hoặc có thể thực hiện mở tài khoản dịch vụ trực tuyến thông qua website của các ngân hàng (các bước thực hiện sẽ được hướng dẫn cụ thể khi vào website của các ngân hàng đăng ký).
Bước 2:
Tải ứng dụng ngân hàng điện tử của ngân hàng cần đến giao dịch.
Sau đó đăng nhập vào hệ thống bằng mât khẩu do ngân hàng cung cấp.
Thực hiện thay đổi mật khẩu và thực hiện các giao dịch theo nhu cầu (cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn cụ thể khi thực hiện tại quầy giao dịch).
Hoặc người dùng có thể tải ứng dụng ví điện tử, đăng ký và kết nối với tài khoản ngân hàng đã mở.
Người dùng có thể thực hiện thanh toán hầu hết tất cả các dịch vụ mà không cần đến tiền mặt như:
Nhận tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền hàng, đóng học phí, thanh toán viện phí.
Đóng tiền điện, tiền nước, thanh toán phí truyền hình, Internet, phí dịch vụ chung cư, nạp tiền điện thoại.
Thanh toán cước taxi, xe ôm, mua vé máy bay, tàu hỏa, xe khách.
Thanh toán hóa đơn mua hàng tại các quán ăn, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, khu vui chơi giải trí.
Mua hàng và thanh toán tại các chợ trực tuyến.
Mua vé xem phim, đóng phí bảo hiểm, thanh toán vay tiêu dùng và rất nhiều dịch vụ khác theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Các lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Khi sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cần lưu ý các điều sau:
- Không để lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin in trên thẻ, bảo quản thẻ cẩn thận tránh bị mất, thất lạc.
- Tuyệt đối không cung cấp mật khẩu ứng dụng, mật khẩu thẻ ATM cho bất kỳ một ai.
- Không kích vào đường link lạ gửi đến trong tin nhắn.
- Khi phát hiện thẻ ngân hàng hoặc thiết bị di động có kết nối tài khoản bị thất lạc, thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản nghi ngờ bị rò rỉ hoặc phát hiện có dấu hiệu lừa đảo cần gọi ngay tới Tổng đài chăm sóc khác hàng của ngân hàng đề nghị khóa tài khoản, thẻ và trình báo cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ (nếu cần).