Thanh niên 20 tuổi đường huyết cao vọt, vôi hóa thận do mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Mới 20 tuổi, thanh niên có tiền sử bệnh tiểu đường bị đường huyết cao vọt, vôi hóa thận sau một thời gian tự ý bỏ thuốc.
Tự ý bỏ thuốc tiểu đường, người bệnh tiểu đường gặp biến chứng
Thấy sức khỏe bất ổn, nam thanh niên 20 tuổi (ở Trung Quốc) đi khám thì phát hiện đường huyết lúc đói gần 500 mg/dL (mức bình thường lúc đói <100mg l)="" và="" nồng="" độ="" triglycerid="" trên="" 4.000="" mg/dl="" (mức="" bình="" thường="">100mg><150mg>150mg>
Siêu âm bụng cũng cho thấy bệnh nhân bị vôi hóa thận, một tình trạng xảy ra khi canxi tích tụ trong thận theo thời gian.
Điều tra bệnh sử, bác sĩ cho biết bệnh nhân thú nhận trước đây bản thân có vấn đề về đường huyết nhưng không uống thuốc. Bác sĩ cho rằng, bệnh nhân này mặc dù đã biết có bệnh về đường huyết nhưng không uống thuốc. Hành động này chính là coi thường tính mạng của mình.
Theo bác sĩ, các biến chứng cấp tính của tăng đường huyết bao gồm nhiễm toan đái tháo đường (DKA) và tình trạng tăng thẩm thấu do tăng đường huyết (HHS), cả hai đều có thể gây tử vong.
Người bệnh tiểu đường khi nào cần uống thuốc?
Việc sử dụng thuốc tiểu đường là một trong các phương pháp điều trị cho bệnh tiểu đường. Khi bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh.
Thông thường, nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán ở mức có thể kiểm soát được đường huyết, người bệnh không cần dùng thuốc tiểu đường ngay. Thay vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện luyện tập để ổn định mức đường trong máu.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thuộc loại bệnh mãn tính khó có thể chữa trị hoàn toàn, theo thời gian bệnh có thể trở nên nặng hơn. Người bệnh chỉ có thể kiên nhẫn duy trì việc sử dụng thuốc trong khoảng 3 - 5 năm. Sau giai đoạn này, việc sử dụng thuốc trở thành điều bắt buộc để giảm áp lực cho tuyến tụy và tránh các biến chứng tiềm ẩn.
Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, mỗi nhóm có cơ chế hoạt động khác nhau. Trong số này, các nhóm thuốc thúc đẩy tuyến tụy tạo insulin hoặc ức chế quá trình hấp thụ glucose tại ruột thường được sử dụng phổ biến hơn. Nhờ vào khả năng kiểm soát đường huyết, việc sử dụng thuốc đều đặn giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ các biến chứng từ bệnh tiểu đường như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
6 sai lầm tai hại thường gặp ở bệnh tiểu đường
Bỏ thuốc tây
Một sai lầm mà rất nhiều người bệnh mắc phải hiện nay là họ thường cho rằng thuốc Tây không thể điều trị bệnh tận gốc và có nhiều tác dụng phụ. Do đó, họ có xu hướng bỏ thuốc Tây, chuyển sang sử dụng các phương pháp khác như thuốc nam, Đông y, thậm chí là các phương pháp truyền miệng chưa rõ nguồn gốc. Điều này khiến bệnh tình trở nặng, gây ra các biến chứng về mắt, thận, tim mạch, biến chứng bàn chân và nhiều biến chứng khác cực kỳ nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tự ý thay đổi liều lượng thuốc
Nhiều người khi thấy đường huyết ổn định một thời gian thường có tâm lý lơ là việc uống thuốc, hoặc tự ý giảm liều, thậm chí bỏ dùng thuốc hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng.
Hoặc có người quá nôn nóng, uống tăng liều để đường huyết giảm nhanh, điều này gây ra hạ đường huyết, làm người bệnh ngất xỉu hoặc hôn mê.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Nhiều người bệnh cho rằng khi bị tiểu đường thì nên kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa đường và tinh bột, vì khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu, gây mất kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.
Để ổn định đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên xây dựng và duy trì chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất, bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Không theo dõi đường huyết
Nhiều người mắc sai lầm là họ chỉ đo đường huyết khi đói mà không đo đường huyết sau khi ăn, hoặc ngược lại. Trên thực tế, cả hai chỉ số đường huyết lúc đói và sau khi ăn đều có ý nghĩa quan trọng và người bệnh cần theo dõi, kiểm soát chúng.
Không luyện tập thể dục, thể thao
Một số người bệnh cho rằng nên hạn chế việc luyện tập thể dục, thể thao vì có thể gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, tập luyện thường xuyên, điều độ với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga lại giúp người bệnh tiểu đường duy trì cân nặng ổn định, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và tăng hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể.
Không những thế, tập thể dục còn giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái, dẻo dai hơn. Điều này rất hữu ích trong quá trình điều trị đái tháo đường.
Không tái khám bệnh
Nhiều người bệnh khi có đường huyết ổn định thường chủ quan, không tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ. Tuy nhiên, việc tái khám bệnh là cực kì cần thiết để giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến của tiểu đường và hiệu quả điều trị của thuốc để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị tiểu đường khi dùng trong thời gian dài có thể bị giảm tác dụng theo thời gian. Nếu người bệnh không điều chỉnh đơn thuốc mới, hiệu quả điều trị sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Người bệnh tiểu đường dùng thuốc nên 'tuân thủ' điều này
- Uống thuốc đúng cách, đúng giờ và đúng liều lượng. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc.
- Kết hợp uống thuốc với một chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát mức đường trong máu. Chế độ ăn uống cân đối không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn của bệnh.
- Duy trì tâm lý lành mạnh và thư thái để tăng cường hiệu quả của điều trị. Điều này bao gồm việc duy trì cảm xúc cân đối, thư giãn tinh thần, tránh những suy nghĩ tiêu cực hoặc căng thẳng. Sự cân nhắc này có thể giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định hơn.
- Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tác hại nào khi sử dụng thuốc trị tiểu đường. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh loại thuốc hoặc phương pháp điều trị để phù hợp với tình trạng cụ thể của bệnh nhân.