Tải về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Dự thảo 3)
Dưới đây là file tải về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Dự thảo 3).
Tải về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Dự thảo 3) (Hình từ internet)
1. Tải về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Dự thảo 3)
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Dự thảo 3) |
2. Đề xuất quy định cụ thể một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Chiếm đất do Nhà nước đã quản lý quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai 2024 bao gồm:
+ Đất do Nhà nước đã quản lý gồm các diện tích đất đã được đăng ký vào hồ sơ địa chính đứng tên cơ quan, tổ chức của Nhà nước;
+ Đất do Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và chưa được bàn giao đất trên thực địa.
- Hủy hoại đất quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Đất đai 2024 bao gồm:
+ Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) hoặc san lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản so với các thửa đất liền kề, trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê, được công nhận quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
+ Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn cát, sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây bạc màu, gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
+ Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
+ Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
+ Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến việc sử dụng đất kém hiệu quả và phải đầu tư cải tạo đất để có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho in phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
(Điều 4 dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - Dự thảo 3)
3. Đề xuất mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không vượt quá mức phạt tiền tối đa theo quy định tại Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính (trừ khoản 1 Điều 21, khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 22, Điều 24 và Điều 31 Nghị định này).
- Việc xác định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp căn cứ vào mức phạt của từng hành vi quy định tại Nghị định này và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Một người vi phạm cùng một hành vi trên nhiều thửa đất thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm theo từng thửa đất.
Trường hợp hành vi không đăng ký đất đai (đăng ký lần đầu và đăng ký biến động) đối với nhiều thửa đất trong một dự án thì xử phạt một hành vi và được xác định theo tình tiết tăng nặng.
- Trường hợp diện tích đất vi phạm nằm trên phạm vi địa giới đơn vị hành chính cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn thì khi xác định mức xử phạt áp dụng theo khu vực đô thị.
- Mức phạt tiền theo thẩm quyền quy định tại các Điều 32 và Điều 33 Nghị định này được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mức phạt tiền theo thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính C của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(Điều 7 dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai - Dự thảo 3)