Thẩm quyền xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Sau đây là nội dung về thẩm quyền xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mới nhất.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Hình từ Internet)
1. Tiêu chuẩn với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Tiêu chuẩn với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
- Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Theo khoản 6 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
- Các chức danh bầu cử thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương ở cấp xã.
- Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
- Nội dung, hình thức, quy trình xử lý kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Riêng hình thức kỷ luật thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương.
3. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo khoản 4 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
- Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại.
- Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
- Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
4. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo khoản 4 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
- Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại.
- Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
- Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.