Năm 2024, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp nào?

03/07/2024 08:06

Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp nào tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được mua trái phiếu chuyển đổi không?

1. Năm 2024, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong 03 trường hợp sau:

(i) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành.

(ii) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.

(iii) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.

Đồng thời, theo khoản 10 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

Các trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Các trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Quy định về việc phân loại, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-NHNN, việc phân loại, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp được quy định như sau:

2.1. Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết

Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom, tổ chức tín dụng thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

2.2. Đối với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết

Đối với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Điều 24. Nguyên tắc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế - Nghị định 153/2020/NĐ-CP

1. Doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế (chào bán riêng lẻ hoặc ra công chúng) phải tuân thủ quy định tại Nghị định này và đáp ứng điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.

2. Việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.

Điều 25. Điều kiện chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế - Nghị định 153/2020/NĐ-CP

1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền:

a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

b) Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;

c) Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

d) Tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối;

đ) Các điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.

2. Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền kèm theo chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật;

c) Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.