Giải đáp 8 câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận
Suy thận là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và gây ra nhiều hệ lụy nặng nề. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp 8 câu hỏi về bệnh suy thận nhiều người cũng thắc mắc.
Giải đáp 8 câu hỏi thường gặp về bệnh suy thận
Dưới đây là 8 câu hỏi về bệnh suy thận được quan tâm nhiều nhất:
1. Suy thận là gì?
Suy thận là sự suy giảm các chức năng của thận. Lúc này, thận yếu đi, thậm chí ngừng hoạt động khiến máu không được lọc và chất thải độc hại bị tích trữ trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
2. Tại sao bị suy thận?
Những năm gần đây, tỷ lệ người bị suy thận ngày càng tăng nhanh do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thường gặp
- Do các bệnh lý như: Tiểu đường, huyết áp cao, sỏi thận, viêm cầu thận,…
- Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Ăn mặn, uống ít nước, sử dụng nhiều nước ngọt có ga, thức khuya,…
Nguyên nhân sâu xa
Các chuyên gia xác định, nguyên nhân sâu xa gây suy thận được xác định là do sự suy giảm dinh dưỡng, năng lượng ở các tế bào thận, từ đó suy giảm chức năng thận lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
3. Suy thận có mấy cấp độ?
Quỹ Thận học Quốc gia phân chia suy thận mạn tính thành 5 giai đoạn với các triệu chứng tương ứng dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể:
- Suy thận độ 1, 2: Bệnh chỉ biểu hiện nhẹ, các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, mức lọc cầu thận từ 60 - 89 ml/phút.
- Suy thận độ 3: Mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 60ml/phút. Cơ thể có triệu chứng: Thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng, chán ăn.
- Suy thận độ 4: Tiến triển bệnh đã nặng, các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ ràng, bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, nôn, nấc cụt, xuất huyết đường tiêu hóa, xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, sưng phù chân tay, mi mắt, ngứa, nặng hơn là khó thở, lơ mơ, co giật, hôn mê, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 30 ml/phút.
- Suy thận giai đoạn cuối (độ 5): Thận lúc này đã bị hư tổn nặng, mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút, có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng của bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, da và máu.
4. Bị suy thận sống được bao lâu?
Thời gian sống của người bị suy thận dài hay ngắn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại suy thận, giai đoạn phát triển của bệnh, sức khỏe tổng thể và đáp ứng với điều trị. Trường hợp bị suy thận độ 1, độ 2 được phát hiện sớm, có phương án điều trị hiệu quả và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc kiểm soát triệu chứng bệnh là hoàn toàn có thể, tỷ lệ chữa khỏi cũng rất cao.
Tuy nhiên, khi mức độ suy thận đã nặng, chức năng thận suy giảm hoàn toàn, người mắc buộc phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế để duy trì sự sống. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là: Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Trong đó, chạy thận nhân tạo và ghép thận là 2 giải pháp được áp dụng phổ biến nhất.
5. Xét nghiệm gì để biết suy thận?
Quá trình xét nghiệm để nhận biết suy thận được thực hiện thông qua việc lấy mẫu máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể:
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Xét nghiệm ure máu, creatinin trong huyết thanh, rối loạn cân bằng kiềm toan, acid uric máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu; Định lượng đạm niệu; Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm ổ bụng, chụp CT).
6. Bị suy thận uống thuốc gì?
Theo các chuyên gia, bệnh suy thận không có thuốc điều trị riêng biệt mà chỉ có thuốc giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh suy thận là: Thuốc lợi tiểu; Thuốc để giảm mức cholesterol; Thuốc hạ huyết áp; Thuốc điều trị thiếu máu để kích thích sản xuất tế bào hồng cầu; Thuốc bảo vệ xương như canxi và vitamin D,…
7. Bị suy thận nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận rất quan trọng, giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh mà các chuyên gia khuyên dùng:
- Tinh bột: Nên ăn miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, bún, hủ tiếu, phở,… bởi những loại này có hàm lượng đường thấp.
- Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa,... Tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
- Chất béo: Nên dùng dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…).
- Chất xơ, vitamin: Ở giai đoạn nhẹ, người bị suy thận có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
8. Bị suy thận không nên ăn gì?
Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra, từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.
- Không ăn quá nhiều muối.
- Hạn chế thịt gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (đối với người bị suy thận đi tiểu ra máu và có hàm lượng acid uric cao).
- Giảm tiêu thụ cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu,… (nếu người bệnh có tăng kali máu).
- Ngoài ra, người bị suy thận cần kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều kali (trường hợp bị tăng kali máu), phốt pho, chất béo,…
Ích Thận Vương – Giải pháp giúp bổ thận, lợi tiểu
Để kiểm soát suy thận hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh sang các giai đoạn sau nặng hơn, bạn cần chú ý tới việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học. Đặc biệt, hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược tốt cho thận được đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương chứa thành phần chính là dành dành, kết hợp cùng đan sâm, râu mèo, mã đề, hoàng kỳ, linh chi đỏ,... sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến.
Sản phẩm không chỉ giúp bổ thận, lợi tiểu còn dùng tốt cho người bị suy thận, chức năng thận kém với các biểu hiện như tiêu ít, tiểu rắt, vô niệu, bí tiểu…
Đặc biệt, theo khảo sát của VN-Economy năm 2021 cho thấy, tỷ lệ người dùng hài lòng và rất hài lòng khi dùng sản phẩm Ích Thận Vương rất cao, lên tới 92,9%.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý suy thận. Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương giúp bổ thận, lợi tiểu.
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Khánh Vy