Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để kinh doanh có cần xin giấy phép kinh doanh không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì công ty có vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để hoạt động kinh doanh thì có cần phải xin giấy phép kinh doanh hay không?
1. Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượukinh doanhcó phải xin giấy phép kinh doanh?
1.1. Các hoạt động mà tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện được cấp Giấy phép kinh doanh
(i) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Cụ thể là đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
(ii) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Cụ thể là đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam.
- Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
(iii) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
(iv) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(v) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành.
(vi) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo.
(vii) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại.
(viii) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
(ix) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để kinh doanh có cần xin giấy phép kinh doanh
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
1.2. Một số lưu ý
(i) Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
(ii) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
(iii) Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ thứ nhất cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời với cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
(iv) Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 phải đáp ứng điều kiện và thực hiện: Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động phải cấp Giấy phép kinh doanh; thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ khi lập cơ sở bán lẻ, theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
(v) Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 12 và 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
(Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP)
2. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh là gì?
Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:
(i) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
(ii) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
(iii) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
(iv) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
(v) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.