Tiết khí Tiểu thử đã đến và lưu ý trong ăn uống ai cũng cần biết nhưng hầu hết lại không biết
GĐXH – Tiết khí Tiểu Thử là tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí trong năm. Thời điểm này, chuyển hóa trong cơ thể thịnh vượng, dễ đổ mồ hôi, hao khí thương tân, nên cần lưu ý trong ẩm thực ăn uống dưới đây.
Một năm sẽ có "tứ lập" gồm Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông phản ánh thời điểm bốn mùa bắt đầu. Đông, hạ gồm "nhị chí" là Đông chí và Hạ chí biểu thị rằng ngày mùa đông, hạ đã hết. Xuân, thu có "nhị phân" là Xuân phân và Thu phân, biểu thị thời gian của ngày và đêm bằng nhau.
5 tiết khí phản ánh sự biến hóa của độ ẩm gồm Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, Tiểu hàn, Đại hàn. Tiểu Thử là tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí trong năm. Ngày Tiểu Thử, Mặt Trời nằm ở vị trí tọa độ xích kinh 105 độ (kinh độ Mặt Trời bằng 105°). "Tiểu" tức là nhỏ, "Thử" là nắng nóng, oi bức. Do đó Tiểu thử có nghĩa là thời tiết oi nóng nhưng chưa phải nóng nhất trong năm (sau tiết Hạ Chí).
Tiết khí Tiểu Thử được bắt đầu từ ngày 7 - 8/7 dương lịch và kết thúc vào ngày 22/7 dương lịch, tức khoảng tháng 6 âm lịch. Từ xưa đến nay, vào mùa hạ, chuyển hóa trong cơ thể thịnh vượng, dễ đổ mồ hôi, hao khí thương tân, nên ăn uống các thực phẩm có công dụng khư thử ích khí, sinh tân chỉ khát. Người già công năng cơ thể sụt giảm, nên lấy thanh bổ làm chủ, trợ thanh thử giải nhiệt hộ vị ích tý. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh, mặc dù thời tiết nóng nhưng nên kiêng kỵ các loại thực phẩm tính lạnh mát nhằm phòng ngừa phát sinh bệnh tật.
Trong Tiết khí Tiểu thử, trong ẩm thực mọi người nên ăn uống như sau:
- Ăn những thực phẩm nhẹ
Trong tiết khí này, không nên ăn những thức ăn có dầu mỡ hoặc hương vị mạnh. Theo đó, lựa chọn hàng đầu của bạn trong tiết khí này là nên ăn rau xanh và ngũ cốc thô, có tác dụng hạ huyết áp và mỡ máu và ít dùng thịt cừu, thịt lợn, ớt, hành và gừng nếu thường xuyên cảm thấy khát và mệt mỏi.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Thời tiết nóng nực của tiết Tiểu Thử nên rau và trái cây là hai loại thực phẩm có tính chất hàn được khuyến khích sử dụng. Theo đó, quả mướp đắng (khổ qua) là một lựa chọn kinh điển vì nó chứa rất nhiều dưỡng chất thiên nhiên và có đặc tính tốt cho những người bị huyết áp cao hoặc mỡ máu.
Ngoài ra, cà chua, dưa chuột, cà tím, cần tây, măng tây, dưa hấu và dâu tây cũng được khuyên dùng để hạ nhiệt trong cơ thể và thúc đẩy tiêu hóa.
- Ăn mận xanh luộc
Do loại quả mận khi còn xanh thường rất chua nhưng lại chứa nhiều axit hữu cơ tự nhiên và rất giàu khoáng chất nên có thể giúp làm sạch máu, giảm mỡ trong máu. Vì vậy nếu muốn loại bỏ mệt mỏi và có thân hình cân đối thì trước khi ăn phải luộc lên.
- Ăn canh bánh trừ tà:
Tuy thời tiết trong tiết khí này khá nóng bức, nhưng ăn canh, bánh nóng giúp bảo vệ vị khí, trừ tà khí, cũng là phương pháp dưỡng sinh tốt. Canh bánh là bột nhào viên thành từng miếng nhỏ cho vào nồi nước dùng nấu chín.
Một số địa phương cũng có tập tục "ăn đồ theo mùa sau Tiểu Thử". Ngày đầu tiên của tiết khí Tiểu Thử, nấu gạo mới thu hoạch, cung cúng thần Ngũ cốc và tổ tiên, cảm tạ đã phù hộ thu hoạch thuận lợi, sau đó mọi người mới ăn đồ ăn mới này.
Tiểu Thử là tiết khí của mùa hè, hỏa dễ mạnh, vị đắng vào tim bồi bổ cơ thể, thích hợp ăn mướp đắng, hạt sen để thanh nhiệt, thanh hỏa, điều hòa chứng mất ngủ. Do tâm hỏa mạnh gây khó chịu, có thể tăng cường dạ dày và tiêu hóa. Uống các loại đồ uống như mận đen, táo gai, chanh sau bữa ăn có tác dụng nhuận tràng, bổ gan, bổ gan âm.
Nên: món ăn có hương vị nhẹ, rau xanh, hoa quả, cà chua, củ từ, bí đao, dưa hấu, táo, đậu, đậu xanh, sữa, sữa đậu nành.
Không nên: ăn nhiều đồ tanh, đồ uống lạnh, thức ăn sống, nguội.
Món ăn dưỡng sinh: giá đỗ xào chua, đậu xào rau, thịt bò xào đậu, nước ép dưa hấu cà chua, nước ép dưa chuột.
- Ăn đồ nguội, canh chua để giải khát: Các loại đồ nguội như bánh bột lọc, mỳ nguội, dưa hấu, canh chua các loại… có tác dụng giải nhiệt và khai vị tốt.
- Ăn thực phẩm có vị đắng: Mùa hè ngũ hành Hỏa vượng, trong khi đó phổi (phế) lại thuộc ngũ hành Kim, Hỏa khắc Kim gây cảm giác nóng trong, khó chịu. Các loại thực phẩm như mướp đắng, hạt sen, trà hoa cúc, măng trúc… tuy có vị đắng nhẹ nhưng lại có tác dụng trợ tâm khí, phế khí (phổi khí).