Loại thực phẩm đông lạnh này được nhiều người lựa chọn, nên thận trọng khi mua để tránh rước "ổ bệnh"
Ngày nay, hải sản không hề khó mua như trước đây, các bà nội trợ có thể mua chúng một cách thuận tiện bằng nhiều kênh mua sắm.
Hải sản là nguồn thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh nguồn vitamin, axit béo omega-3 có lợi thì chúng cũng rất ngon miệng, có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau.
Ngày nay, hải sản không hề khó mua như trước đây, các bà nội trợ có thể mua chúng một cách thuận tiện bằng nhiều cách. Trong đó, hải sản đông lạnh là lựa chọn quen thuộc của nhiều gia đình vì chúng có giá thành hợp lý, được đóng gói sạch sẽ. Nhưng bên cạnh những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng thì những loại hải sản đông lạnh trôi nổi, không rõ nguồn gốc cũng là điều mà người tiêu dùng nên thận trọng.
Tại nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm, chợ hải sản, hải sản đông lạnh được bày bán rất nhiều, đa dạng về chủng loại, bao gồm tôm, cá, chân ghẹ... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở phân phối, thông tin đóng gói, hạn sử dụng... thì cũng có những mặt hàng không được "ghi chú" gì.
Hải sản đông lạnh được bày bán rất nhiều (Ảnh: Bảo Nam).
Bàn về hải sản đông lạnh, ThS.BS Dương Quốc Phong (hiện đang công tác tại Bệnh viện Thống Nhất, giảng viên Khoa Y, Đại học Quốc Gia TP.HCM) nói: Thực phẩm đóng hộp, bao gồm cả hải sản có thể là một lựa chọn tiêu dùng khi không có sẵn thực phẩm tươi. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và vô cùng tiện lợi. Hải sản cấp đông đúng cách (<-20 độ="" c)="" thì="" có="" thể="" dùng="" trong="" 4-6="">-20>
Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người cần đọc nhãn, danh sách thành phần, hạn sử dụng trước khi mua. Với người có nguy cơ bệnh tim mạch, hãy chọn loại "ít natri" hoặc "không thêm muối". Đối với những loại hải sản đóng hộp chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, không thống nhất về hạn sử dụng, không công bố thành phần cụ thể, đặc biệt khi quan sát bằng mắt thường thấy không thơm ngon thì cần loại bỏ ngay.
Hải sản đông lạnh kém chất lượng tiềm ẩn rủi ro nào cho sức khỏe?
Theo ThS.BS Dương Quốc Phong, việc sử dụng các thực phẩm hải sản chưa được kiểm định về chất lượng, không có tem nhãn và nguồn gốc rõ ràng, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Đầu tiên là, hải sản đóng trong các loại hộp kém chất lượng có thể chứa BPA (bisphenol-A). Đây là một hóa chất thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm, bao gồm cả đồ hộp. Dù các bằng chứng còn chưa đầy đủ, nhưng một số nghiên cứu cho thấy BPA có mối liên quan với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, đái tháo đường type 2 và rối loạn chức năng tình dục nam giới.
Thứ hai, hải sản đóng hộp không được bảo quản đúng cách có thể chứa Clostridium botulinum - đây là vi khuẩn gây ngộ độc, bệnh uốn ván... Thậm chí có thể dẫn đến tê liệt và tử vong nếu không được điều trị.
Thứ ba, chúng có thể chứa lượng muối và đường nhiều quá mức quy định. Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, dùng quá nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm béo phì, bệnh tim và bệnh tiểu đường type 2.
Cuối cùng, hải sản đông lạnh kém chất lượng có thể chứa các chất bảo quản tự nhiên hoặc hóa học khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chuyên gia cũng cho rằng, hải sản vốn là thực phẩm có thể bị chứa nhiều vi khuẩn. Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ đông không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Khi để tôm, cua, mực trong tủ lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, protein trong nó cũng sẽ bị biến tính.
Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe đó là, hải sản tươi vẫn là lựa chọn tốt nhất về giá trị dinh dưỡng cũng như độ an toàn. Tuy nhiên nếu như vẫn muốn mua hải sản đông lạnh, bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có quy trình sơ chế và cấp đông hải sản chuyên nghiệp, bài bản. Điều đó giúp thời gian bảo quản hải sản lâu hơn, đồng thời không bị hỏng, nhiễm khuẩn.