Ra đường không nắm rõ quy định này nhiều lái xe 'ăn' phạt nguội liên tiếp mà không biết
Tham gia giao thông đường bộ, lái xe cần lưu ý những gì để không bị phạt nguội. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.
Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm không bị xử lý ngay khi vi phạm mà hình ảnh của vụ vi phạm ấy sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.
Ngoài các dữ liệu từ camera, cơ chế phạt nguội còn có thể áp dụng khi có các tư liệu vi phạm quy định tại Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội:
Theo đó, thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (gọi là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
- Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Mô hình hệ thống camera giám sát giao thông
Hệ thống camera giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là hệ thống có chức năng:
1. Giám sát trực tuyến tình hình trật tự an toàn giao thông.
2. Tự động phát hiện các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Bao gồm:
- Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định.
- Điều khiển phương tiện đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
- Vượt trong trường hợp cấm vượt.
- Dừng đỗ phương tiện trái quy định.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
- Vi phạm các lỗi khác (quá khổ, trọng tải xe…).
Hệ thống camera giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bao gồm các thành phần cơ bản nào?
Các thiết bị lắp trên đường: Máy đo tốc độ, camera chuyên dụng, các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí.
Các thiết bị lắp tại trung tâm giám sát và xử lý vi phạm: máy chủ, máy xử lý, máy khai thác, máy in, hệ thống màn hình hiển thị, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu và các phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin liên lạc...
Mạng truyền dẫn: Thực hiện việc kết nối thiết bị được lắp đặt trên quốc lộ với trung tâm xử lý cũng như giữa các thiết bị được lắp đặt trên quốc lộ với nhau và giữa các trung tâm với nhau. Mạng truyền dẫn có thể sử dụng công nghệ vô tuyến và/hoặc hữu tuyến.
Hệ thống camera tự động phát hiện vi phạm đèn đỏ
Thiết bị camera giám sát phát hiện ô tô, mô tô, xe máy vi phạm vượt đèn đỏ bằng hình ảnh là hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, có chức năng chính là tự động phát hiện và xác định phương tiện vi phạm hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Quá trình phát hiện và xác định phương tiện vi phạm được tiến hành hoàn toàn tự động, không cần có sự can thiệp của con người.
Khả năng camera giám sát phát hiện cho một chiều 1, 2 hoặc 3 làn đường tùy theo loại cấu hình lựa chọn phù hợp với thực tế điểm giám sát. Hệ thống xử lý liên tục (online) có thể áp dụng cho xử phạt nóng và nguội vì thời gian phát hiện và xử lý rất nhanh <=200ms. có="" khả="" năng="" phát="" hiện="" xử="" lý="" cùng="" lúc="" nhiều="" đối="" tượng="" cùng="" vi="" phạm,="" xử="" lý="" đa="" làn="" đa="" biển="">=200ms.>
Bằng chứng vi phạm được tự động kết xuất dưới dạng hình ảnh đảm bảo nhìn thấy rõ trạng thái đèn giao thông, biển số của phương tiện cũng như các hình ảnh thể hiện rõ quá trình vi phạm của phương tiện. Cùng với hình ảnh vi phạm, đoạn video ghi lại toàn bộ quá trình phương tiện vi phạm cũng được lưu lại để phục vụ cho công tác tra cứu sau này.
Hệ thống hoạt động cả ngày và đêm.
Hệ thống camera tự động phát hiện vi phạm tốc độ
Thiết bị giám sát phát hiện ô tô, mô tô, xe máy chạy quá tốc độ là hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, có chức năng chính là tự động phát hiện và xác định phương tiện vi phạm vượt quá tốc độ cho phép. Quá trình phát hiện và xác định phương tiện vi phạm được tiến hành hoàn toàn tự động, không cần có sự can thiệp của con người. Hệ thống xử lý liên tục (online) có thể áp dụng cho xử phạt nóng và nguội vì thời gian phát hiện và xử lý rất nhanh <=200ms. có="" khả="" năng="" phát="" hiện="" xử="" lý="" cùng="" lúc="" nhiều="" đối="" tượng="" cùng="" vi="" phạm,="" xử="" lý="" đa="" làn="" đa="" biển="">=200ms.>
Bằng chứng vi phạm được tự động kết xuất dưới dạng hình ảnh đảm bảo nhìn thấy rõ trạng thái vi phạm tốc độ thực tế của phương tiện vượt quá tốc độ qui định, biển số của phương tiện cũng như các hình ảnh thể hiện rõ quá trình vi phạm của phương tiện. Cùng với hình ảnh vi phạm, đoạn video ghi lại toàn bộ quá trình phương tiện vi phạm cũng được lưu lại để phục vụ cho công tác tra cứu sau này.
Hệ thống hoạt động cả ngày và đêm.
Các lỗi thường gặp và mức phí phạt nguội ô tô 2024
Phạt nguội ô tô quá tốc độ
Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Phạt nguội ô tô vượt đèn đỏ
Mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông được xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 5; điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), như sau:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng |
Phạt nguội ô tô đi ngược chiều
Mức phạt đi ngược chiều của đường một chiều hoặc đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" được căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), quy định cụ thể về như sau:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng |
Phạt nguội ô tô đi sai làn
Mức phạt lỗi đi không đúng làn đường hoặc phần đường quy định tại Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), như sau:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 04 - 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng |
Những kinh nghiệm lái xe cần biết khi kiểm tra phạt nguội online
Dưới đây là những kinh nghiệm nộp phạt nguội ô tô:
Nắm rõ quy trình nộp phạt nguội tránh tốn thời gian
Bước 1: Hình ảnh phương tiện vi phạm sau khi được ghi lại và chuyển đến bộ phận trích xuất để lưu các thông tin về phương tiện vi phạm.
Bước 2: Hình ảnh vi phạm an toàn giao thông được chuyển cho lực lượng CSGT khu vực để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 3: CSGT sẽ gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức về hành vi vi phạm và yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Bước 4: Sau khi đã xác định đúng người vi phạm, CSGT sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và kèm theo hình ảnh vi phạm.
Đơn vị nhận nộp phạt nguội ô tô nhanh chóng nhất
Căn cứ Điều 19 Thông tư số 65/2020/TT-BCA (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BCA), các cách nộp phạt nguội nhanh nhất dành cho chủ phương tiện như sau:
Nộp phạt tại chỗ cho CSGT: Nộp phạt tại chỗ là hình thức nộp phạt nhanh chóng và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ. Tuy nhiên, người vi phạm chỉ được nộp phạt nguội trực tiếp cho CSGT nếu lỗi vi phạm giao thông bị phạt tiền đến 250.000 đồng (cá nhân) hoặc 500.000 đồng (tổ chức).
Nộp phạt thông qua chuyển khoản cho kho bạc Nhà nước: Sau khi nhận quyết định xử phạt, cá nhân/tổ chức vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp tại trụ sở kho bạc Nhà nước hoặc chuyển khoản vào số tài khoản của kho bạc Nhà nước. Thông tin về trụ sở hoặc ngân hàng sẽ được ghi rõ trong biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Nộp phạt thông qua ngân hàng: Cá nhân/tổ chức vi phạm cần đến trụ sở giao dịch của ngân hàng hoặc đăng nhập vào hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng mà mình đang sử dụng. Sau đó, ngân hàng sẽ lập chứng từ để nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước.
Nộp phạt thông qua bưu điện: Thỏa thuận số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục CSGT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có hướng dẫn cá nhân/tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện. Sau khi đã đăng ký với lực lượng CSGT về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/tổ chức vi phạm phải đến bưu điện gần nhất để nộp tiền.
Nộp phạt theo hình thức online tại cổng dịch vụ công quốc gia: Sau khi nhận được thông báo phạt nguội xe ô tô, cá nhân/tổ chức có thể nộp phạt tại Cổng dịch vụ công Quốc gia Các cá nhân/tổ chức vi phạm truy cập vào website dichvucong.gov.vn, sau đó chọn "Thanh toán trực tuyến" > "Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính" > "Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông".
Không nộp phạt nguội ô tô đúng thời hạn có thể bị từ chối đăng kiểm
Theo Thông tư 15/2022/TT-BCA, nếu sau 20 ngày (tính theo ngày thông thường, không phải ngày làm việc) kể từ ngày cơ quan công an gửi thông báo phạt nguội, nhưng người vi phạm không đến giải quyết, thì phương tiện sẽ bị đưa vào phần mềm cảnh báo đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Lỗi vi phạm sẽ được xóa ngay sau khi nộp phạt nguội ô tô theo quy định
Sau khi nộp phạt, cá nhân/tổ chức vi phạm có trách nhiệm gửi chứng từ nộp phạt có xác nhận của kho bạc Nhà nước, ngân hàng hoặc bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt để nhận lại giấy tờ tạm giữ. Đồng thời, lỗi vi phạm trên hệ thống sẽ được xóa ngay sau khi nộp phạt nguội ô tô theo quy định.
Lưu ý khi tra cứu phạt nguội ô tô
Nhập đúng biển số xe ô tô theo hướng dẫn
Khi nhập biển số xe ô tô, cần chú ý nhập đúng theo hướng dẫn. Chẳng hạn, biển kiểm soát phải viết liền nhau, có dấu gạch nối giữa chữ cái và số.
Nhập đầy đủ cả biển số xe, số tem và giấy chứng nhận kiểm định
Có một số website tra cứu phạt nguội ô tô yêu cầu nhập không chỉ biển số xe mà phải có cả thông tin về số tem và giấy chứng nhận kiểm định. Do đó, lái xe cần lưu ý để nhập đầy đủ cả biển số xe, số tem và giấy chứng nhận kiểm định.