Đăng ký môi trường là gì? Đăng ký môi trường có thời hạn bao lâu?

Ngọc Thúy 17/07/2024 10:25

Đăng ký môi trường là một thủ tục quan trọng mà các chủ dự án, cơ sở kinh doanh cần tìm hiểu. Vậy cụ thể các quy định liên quan đến đăng ký môi trường là gì.

1. Đăng ký môi trường là gì?

Đăng ký môi trường là gì?
Đăng ký môi trường là gì? (Ảnh minh họa)
Tại nội dung quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì đăng ký môi trường được hiểu là khi chủ dự án đầu tư hoặc chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước về những nội dung liên quan đến vấn đề xả chất thải và những biện pháp để bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ.

2. Đăng ký môi trường có thời hạn bao lâu?

Đăng ký môi trường có thời hạn không?
Đăng ký môi trường có thời hạn không? (Ảnh minh họa)
Căn cứ nội dung các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường hiện hành và các văn bản pháp luật khác như Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT,... không có nội dung này đề cập đến việc đăng ký môi trường có thời hạn bao lâu.Theo đó, việc đăng ký môi trường không có giới hạn về thời hạn kéo dài.Tuy nhiên, chủ dự án đầu tư và chủ cơ sở cần phải đăng ký môi trường lại nếu trong quá trình hoạt động mà dự án hoặc cơ sở có thay đổi về những nội dung đã đăng ký trước đó. Thời điểm đăng ký môi trường lại là trước khi thực hiện các thay đổi đó.

3. Nội dung đăng ký môi trường

Tại khoản 4 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định việc đăng ký môi trường bao gồm 05 nội dung như sau:
  • Nội dung thứ nhất: Những thông tin chung về dự án đầu tư hoặc cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ;
  • Nội dung thứ hai: Thông tin về loại hình kinh doanh, sản xuất, dịch vụ; công suất, công nghệ, sản phẩm; nhiên liệu, nguyên liệu, hóa chất được sử dụng (nếu có);
  • Nội dung thứ ba: Thông tin về loại, khối lượng của những chất thải phát sinh;
  • Nội dung thứ tư: Những phương án được sử dụng để thu gom, quản lý cũng như xử lý chất thải theo đúng quy định;
  • Nội dung cuối cùng: Chủ dự án/cơ sở cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

4. ​Đối tượng không phải đăng ký môi trường

Trước hết, căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2023 có quy định 02 nhóm đối tượng phải đăng ký môi trường như sau:
  • Nhóm 1: Những dự án mà có phát sinh các chất thải nhưng không thuộc dự án theo quy định phải xin giấy phép môi trường;
  • Nhóm 2: Các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã hoạt động trước ngày 01/01/2022 (ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành) có phát sinh các chất thải mà xét thấy không thuộc đối tượng được quy định phải có giấy phép môi trường.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy những dự án đầu tư không phát sinh chất thải thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký môi trường. Bên cạnh đó, những dự án có phát sinh chất thải nhưng thuộc nhóm dự án phải xin Giấy phép môi trường (Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020) thì cũng không cần đi đăng ký môi trường.Mặt khác, căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định hướng dẫn chi tiết tại Điều 32 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định 03 nhóm dự án được miễn đăng ký môi trường như sau:
  • Nhóm thứ nhất: Là những dự án đầu tư hoặc cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ được xác định là bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
  • Nhóm thứ hai: Là những dự án đầu tư sau khi đi vào vận hành hoặc các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ mà không có phát sinh các chất thải hoặc chỉ phát sinh ra chất thải rắn sinh hoạt có khối lượng dưới mức 300 kg/ngày và đã được quản lý theo quy định tại chính quyền địa phương; hoặc dự án mà có phát sinh khí thải ở dưới mức 50 m3/giờ hoặc dự án có phát sinh nước thải nhưng ở dưới mức 05 m3/ngày, và được xử lý thông qua công trình thiết bị tại chỗ hoặc việc này đã được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.
  • Nhóm thứ ba: Một số dự án khác được quy định cụ thể tại danh mục dự án đầu tư, cơ sở được phép miễn đăng ký môi trường theo Phụ lục XVI Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Theo đó, dẫn chiếu đến Phụ lục XVI Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể những dự án, cơ sở được miễn đăng ký môi trường như sau:

STTLoại dự án, cơ sở
1.- Hoạt động chuyển giao công nghệ,cung cấp thông tin, hoạt động tư vấn, đào tạo kỹ thuật, tiếp thị,  dạy nghề, kỹ năng quản lý, xúc tiến đầu tư & thương mại;- Hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
2.Sản xuất phim video, phim điện ảnh; sản xuất, trình chiếu, phát hành những chương trình truyền hình; hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, xuất bản âm nhạc và ghi âm.
3.Dịch vụ thương mại/buôn bán lưu động, cơ sở mà không có địa điểm cố định.
4.Dự án, cơ sở dịch vụ thương mại, buôn bán những sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng và đồ gia dụng mà có diện tích xây dựng dưới mức 200 m2.
5.Dự án, cơ sở dịch vụ ăn uống mà có diện tích nhà hàng dưới mức 200 m2.
6.Dự án, cơ sở dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng những đồ gia dụng có quy mô cá nhân/hộ gia đình.
7.Dự án, cơ sở dịch vụ truy cập internet, photocopy hoặc trò chơi điện tử.
8.Dự án, cơ sở thực hiện canh tác trên đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, đất chăn nuôi ở quy mô cá nhân/hộ gia đình.
9.Dự án, cơ sở thực hiện việc trồng khảo nghiệm những loài thực vật mà có quy mô dưới 01 ha.
10.Dự án xây dựng nhà ở của cá nhân/hộ gia đình.
11.Dự án, cơ sở thực hiện việc nuôi trồng thủy sản trên sông, biển, hồ, suối mà sức chứa có lưu lượng nước thải là dưới mức 10.000 m3/ngày đêm.
12.Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng 03 điều kiện như sau:- Không có phát sinh khí thải cần phải xử lý;- Không có phát sinh nước thải hoặc nếu có thì có đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung - hệ thống đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép môi trường;- Không có phát sinh các chất thải nguy hại trong suốt quá trình hoạt động.

Trên đây là thông tin giải đáp liên quan đến Đăng ký môi trường là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Ngọc Thúy