Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

Ánh Dương 19/07/2024 10:00

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách, các doanh nghiệp SME đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc suy thoái kinh tế đến lạm phát, dưới sức ép biến động thị trường và tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với việc duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.

SME khó khăn chồng chất trong cơn bão suy thoái kinh tế

Doanh nghiệp SME chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước (1) - đã và đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong giai đoạn suy thoái nền kinh tế và lạm phát. Bắt đầu từ đại dịch Covid-19, việc nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa trở nên vất vả hơn, như thiếu hụt hàng hóa, chậm trễ trong giao hàng và tăng giá nguyên liệu đã làm tăng chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường.

Sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của người tiêu dùng, biến động của giá cả hiện nay đã làm cho việc dự đoán xu hướng và lên kế hoạch kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng với việc quản lý tài chính không hiệu quả và khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi giá rẻ khiến nhiều doanh nghiệp SME rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Thách thức lớn nhất là áp lực từ chi phí đầu vào tăng cao trong khi người tiêu dùng lại cắt giảm chi tiêu. Các doanh nghiệp đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: không thể tăng giá sản phẩm để bảo đảm lợi nhuận, nhưng cũng không thể gồng gánh nổi các loại chi phí phát sinh. Áp lực tài chính này lại ngày càng nặng hơn khi các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều sự thay đổi như nhiều loại thuế và phí khác nhau, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, phí tái chế, xử lý chất thải, cũng như các chi phí liên quan đến trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính và phí đối với khí thải, gây khó khăn trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp SME.

Nhà nước và ngân hàng đang chung tay góp sức cho doanh nghiệp SME

Trước bối cảnh đầy thách thức hiện nay, nhà nước và các ngân hàng đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp SME. Hàng loạt chính sách , chủ trương đã được triển khai để hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí và tăng cường khả năng tiếp cận vốn. Không chỉ từ phía nhà nước, nhiều ngân hàng cũng ưu tiên ra mắt các gói ưu đãi cho dịch vụ để hạn chế những áp lực từ chi phí vận hành trong doanh nghiệp, một trong số đó phải kể đến Efee – gói chuyển tiền nước ngoài với ưu đãi lên đến 90% phí từ Eximbank.

Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?- Ảnh 1.

Gói chuyển tiền Efee với những ưu đãi đặc biệt từ Eximbank mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp SME, giúp tiết kiệm tối đa chi phí

Thông qua Efee, khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn 2 loại gói phí theo Doanh số giao dịch và theo Số lượng giao dịch, hoặc mua đồng thời nhiều gói cùng lúc. Đặc biệt, khách hàng sẽ được miễn phí 5 lệnh tra soát, điều chỉnh hoặc hủy lệnh chuyển tiền trên mỗi gói phí. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp SME mới, sẽ được ưu đãi thanh toán giao dịch với giá chỉ 1USD/1 giao dịch bao gồm phí chuyển tiền và điện phí không giới hạn số tiền thanh toán, theo điều kiện của chương trình ban hành.

Với những ưu đãi vượt trội chỉ có tại gói phí chuyển tiền nước ngoài Efee, Eximbank hy vọng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp SME trong việc tiết kiệm chi phí và mở ra cơ hội để đạt được những thành công bền vững trong tương lai.

Ánh Dương