Giá heo hơi ngày 3/6/2022: Giá thức ăn tăng khiến chăn nuôi gặp khó khăn
PLBĐ - Ngày 3/6, giá heo hơi trên 2 miền Bắc - Trung đi ngang, trong khi miền Nam tăng nhẹ. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Sóc Trăng giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang giá heo hơi đạt mức 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu giá heo hơi được thu mua với mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 55.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đắk Lắk, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi đạt mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế giá heo hơi đang được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Theo ông Trần Ngọc Sơn, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Đắk Lắk, tổng đàn heo ở tỉnh hiện khoảng 860.000 con. Giá heo hơi hiện tại khoảng 55.000 đồng/kg, bằng 77% so với giá heo hơi cùng thời điểm năm 2021, nhưng giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng lên 40% nên người chăn nuôi heo gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Ngọc Sơn cho rằng, người chăn nuôi cần tăng cường tìm kiếm, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, đồng thời rút ngắn chuỗi phân phối để giảm giá thức ăn chăn nuôi. Người chăn nuôi nên chủ động tăng cường trồng ngô, mỳ, đậu nành làm nguyên liệu phối trộn thức ăn thay thế hàng nhập khẩu. Ngoài ra, bà con có thể chủ động nuôi cá, giun trùn quế để chế biến thành bột để bổ sung nguồn đạm, hạ giá thành, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.
“Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần sắp xếp lại phương thức tổ chức sản xuất, cần tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác, các chi hội sản xuất chăn nuôi để thương thảo, mua thức ăn chăn nuôi khối lượng lớn trực tiếp từ các nhà máy sản xuất. Mặt khác, bà con có thể nghiên cứu chuyển dịch, cơ cấu lại đàn vật nuôi hợp lý, phù hợp với khả năng, hoàn cảnh như tăng cường nuôi loại vật nuôi ăn cỏ, ăn thảo mộc để thay thế”, ông Sơn khuyến cáo.