Người đàn ông ở Phú Thọ phải đi cấp cứu vì cơ thể bỗng cứng như khúc gỗ do tâm lý chủ quan rất nhiều người Việt hay mắc phải
Người đàn ông 57 tuổi ở Hòa Bình được gia đình đưa đến cơ sở y tế cấp cứu trong tình trạng cơ thể như khúc gỗ, cứng hàm không há được miệng. Được chẩn đoán uốn ván, sau điều trị tích cực, người đàn ông này đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe có tiến triển.
Bị uốn ván do cọc tre đâm vào vùng mu tay phải
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa điều trị thành công bệnh nhân bị uốn ván thể nặng nhập viện trong tình trạng gồng cứng toàn thân, suy hô hấp, sắp ngừng thở, phải mở khí quản cấp cứu và thở máy dài ngày. Bệnh nhân là ông B.V.C (57 tuổi, trú tại Cao Phong, Hòa Bình).
Trước đó, bệnh nhân chăn gia súc và bị cọc tre đâm vào vùng mu tay phải, chảy máu nhiều. Vết thương sưng nóng, hoá mủ, toàn thân sốt và cứng hàm tăng dần dẫn tới khó thở. Gia đình đưa vào Trung tâm Y tế huyện Cao Phong cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Các bác sĩ nhanh chóng mở khí quản tối khẩn cấp trong 5 phút cho bệnh nhân để khai thông đường thở, đồng thời hỗ trợ thở máy, dùng thuốc kháng sinh, an thần, giãn cơ và huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván.
Nam bệnh nhân còn được nội soi phế quản để bơm rửa đờm, chất xuất tiết trong phổi và vùng hầu họng, tập phục hồi chức năng vận động, dinh dưỡng lâm sàng.
Sau hơn 3 tuần điều trị và chăm sóc tích cực, phối hợp nhiều chuyên khoa trong bệnh viện, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, rút ống mở khí quản, tự thở tốt, ăn uống và đang tập đi lại.
TS.BS Hoàng Công Tình (Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) cho biết, uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể lên đến 90%. Người bệnh sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.
Theo BS Tình, mặc dù đã có vaccine phòng uốn ván nhưng do tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm nhắc lại sau 10 năm nên số ca bệnh uốn ván vẫn xảy ra quanh năm, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động, để lại hệ lụy rất lớn về gánh nặng bệnh tật.
Uốn ván là bệnh gì?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.
Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván bao gồm:
Những người nông dân làm vườn, tiếp xúc nhiều với đất cát;
Những người làm việc tại trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm;
Những người làm công việc dọn vệ sinh, bao gồm cống rãnh và chuồng trại;
Các công nhân xây dựng công trình, thợ xây;
Quân đội và thanh niên tham gia xung phong.
Phương thức lây truyền bệnh uốn ván
- Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.
Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển.
- Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván. Bệnh uốn ván sơ sinh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà do "bà đỡ vườn" theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Dấu hiệu uốn ván
Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng co thắt cơ hàm nhẹ, sau đó ảnh hưởng đến các cơ khác trong vùng mặt và các vị trí khác nhau trong cơ thể như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương.
Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.
Uốn ván toàn thân là thể bệnh phổ biến nhất. Triệu chứng uốn ván toàn thân là nhiều cơ bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày từ khi vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân, thậm chí rách cơ và gãy xương. Bệnh có thể nhẹ khi cơ co cứng với vài cơn co giật, vừa nếu có cứng hàm và khó nuốt hoặc nặng nếu co giật dữ dội hoặc ngừng thở.
Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng uốn ván cục bộ xuất hiện ở các cơ gần vết thương. Uốn ván cục bộ thông thường có tiên lượng tốt hơn uốn ván toàn thân, tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1%. Tuy nhiên uốn ván cục bộ cũng có thể là dấu hiệu báo trước của uốn ván toàn thân.
Nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh bao lâu?
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), thời gian ủ bệnh thường từ 3 - 21 ngày. Cũng có thể từ 1 ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương.
Thời gian uốn ván ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.
Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, kéo dài từ 1-7 ngày. Thời gian khởi phát càng ngắn (< 48="" giờ)="" bệnh="" càng="" nặng;="" đồng="" thời="" độ="" nặng="" tỷ="" lệ="" thuận="" với="" độ="" bẩn="" của="" vết="" thương.="" mức="" độ="" nguy="" hiểm="" càng="" cao="" nếu="" thời="" kỳ="" ủ="" bệnh="" và="" khởi="" phát="" quá="">
Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?
Bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở nhiều nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng nhiệt đới.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván từ 10 - 90%, tỷ lệ chết cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt.
Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống. Tuy nhiên, uốn ván vẫn là một bệnh rất nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh, người bị thương không được dự phòng.
Biến chứng của bệnh uốn ván
Dưới đây là những biến chứng bệnh uốn ván nếu không điều trị uốn ván kịp thời:
Gãy xương: Thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật nhưng trường hợp nặng có thể bị gãy xương.
Viêm phổi: Nếu hít vào dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp dần dần phát triển thành viêm phổi.
Co thắt thanh quản: gây khó thở, ngạt thở đãn đến suy hô hấp và tử vong.
Động kinh: Nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến não, người bị bệnh uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự như động kinh.
Thuyên tắc phổi: Một mạch máu trong phổi có thể bị tắc nghẽn và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn. Bạn cần điều trị bằng oxy và thuốc chống đông máu.
Suy thận nặng (suy thận cấp): Co thắt cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến sự phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận nặng.
Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể có biến chứng "rối loạn thần kinh thực vật" biểu hiện bởi hiện tượng rối loạn nghiêm trọng về nhịp tim (lúc rất nhanh, lúc lại rất chậm), huyết áp (lúc tăng cao, lúc hạ thấp), và nhiệt độ cơ thể (có thể tăng cao liên tục 40 - 41 độ C), dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh nhân nằm tại khoa hồi sức với thời gian kéo dài như nhiễm trùng cơ hội, viêm phổi do thở máy (nhiễm các tác nhân đa kháng kháng sinh), teo cơ - cứng khớp... Nếu có các bệnh lý nền tiềm ẩn như bệnh tim mạch, gan thận, đái tháo đường... sẽ có nguy cơ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý. Kể cả khi bệnh uốn ván hồi phục có thể xuất viện, phần lớn các trường hợp bị uốn ván vẫn chưa thể quay trở lại công ăn việc làm trước đó do hậu quả cứng cơ khớp đã nêu và tình trạng cứng cơ khớp này có thể kéo dài 6 - 12 tháng tùy theo từng cá nhân.
Cách phòng ngừa uốn ván
Theo Hệ thống tiêm chủng VNVC, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng, việc phòng ngừa uốn ván là vô cùng cần thiết. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào và dễ nhiễm. Hiện nay, tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván được coi là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Có nhiều loại vaccine phù hợp cho từng đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn. Vì vậy, mọi đối tượng nên tiêm vaccine để ngăn ngừa lây nhiễm, mắc bệnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong do bệnh lý nguy hiểm này.
Ở trẻ nhỏ, có thể sử dụng vaccine phối hợp phòng uốn ván và nhiều bệnh quan trọng khác trong cùng 1 mũi tiêm. Trẻ em phòng bệnh uốn ván từ 2 tháng tuổi có trong thành phần của các loại vaccine 6 trong 1. Cha Mẹ cần đảm bảo đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ mũi, đúng liều để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng ở mức tối đa, giúp duy trì ổn định tình trạng miễn dịch chống lại bệnh.
Ngoài ra, khi có vết thương trên da, cần lưu ý rửa sạch và sát trùng vết thương. Nên để hở vết thương và không bịt kín để tránh viêm nhiễm. Nếu bị dẫm phải vật nhọn như đinh, sắt hay gai thì cần xử lý vết thương ngay lập tức, sau đó đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phòng ngừa bệnh uốn ván. Người bệnh cần luôn giữ vết thương sạch để tránh nhiễm trùng và nguy cơ hoại tử.
Khi bị thương xử lý vết thương thế nào để phòng ngừa uốn ván?
Cũng theo TS.BS Hoàng Công Tình, khi bị các vết thương cần xử trí để phòng ngừa uốn ván theo các bước sau:
- Rửa vết thương dưới vòi nước sạch.
- Sát trùng bằng các dung dịch có cồn.
- Không nên bịt kín, để vết thương tạo đường hầm hoặc đắp bất cứ thứ gì vào vùng tổn thương.
- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván và theo dõi sức khỏe.