[Cập nhật] Thông tin lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin giúp con em có thể phòng được nhiều loại bệnh. Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng 2024 và những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin.
1. Tiêm chủng mở rộng là gì?
Tiêm chủng mở rộng là chương trình tiêm vắc xin miễn phí cho trẻ em do nhà nước tổ chức và thực hiện.Tiêm chủng mở rộng giúp cho mọi trẻ em trên đất nước Việt Nam được tiếp cận với vắc xin một cách dễ dàng, được bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm khi hệ miễn dịch những năm đầu đời còn yếu.
2. Lịch tiêm chủng mở rộng năm 2024
2.1 Lịch tiêm chủng mở rộng 2024
Dưới đây là lịch tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam theo quy định mới nhất tại Thông tư 10/2024/TT-BYT, có hiệu lực từ 01/8/2024.Tuổi của trẻ | Vắc xin | Lịch tiêm chủng |
Sơ sinh | Vắc xin viêm gan siêu vi B | Tiêm cho trẻ trong 24 giờ sau sinh |
Vắc xin lao | Trong 1 tháng sau sinh, tiêm 1 mũi | |
2 tháng | Vắc xin 5 trong 1: phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, viêm màng não do HiB | Trẻ đủ 2 tháng tuổi: tiêm mũi 1 |
Vắc xin bại liệt uống | Uống lần 1 | |
3 tháng | Vắc xin 5 trong 1: phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, viêm màng não do HiB | Tiêm lần 2 cách lần 1 ít nhất 1 tháng |
Vắc xin bại liệt uống | Uống lần 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng | |
4 tháng | Vắc xin 5 trong 1: phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, viêm màng não do HiB | Tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 1 tháng |
Vắc xin bại liệt | Uống lần 3 cách mũi 2 ít nhất 1 tháng | |
9 tháng | Vắc xin sởi đơn | Trẻ đủ 9 tháng tuổi |
18 tháng | Vắc xin 5 trong 1: phòng bạch hầu,, ho gà, viêm gan siêu vi B, viêm màng não do HiB | Tiêm mũi 4 khi đủ 18 tháng tuổi |
Vắc xin sởi – rubella | Trẻ đủ 18 tháng tuổi | |
Từ 12 tháng tới 5 tuổi | Vắc xin Viêm não Nhật Bản | – Mũi 1: trẻ đủ 1 năm tuổi– Mũi 2: sau mũi 1, 1 tới 2 tuần– Mũi 3: sau mũi 2 cách 1 năm |
Phụ nữ mang thai | Vắc xin uốn ván | 1. Người chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử tiêm hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi:- Lần 1: khi có thai lần đầu, tiêm sớm nhất có thể- Lần 2: cách lần 1 ít nhất 1 tháng- Lần 3: cách lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc trong kỳ có thai lần sau- Lần 4: cách mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc trong kỳ có thai lần sau- Lần 5: cách mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc trong kỳ có thai lần sau2. Người tiêm đủ 3 mũi vắc-xin:- Lần 1: khi có thai lần đầu, tiêm sớm nhất có thể- Lần 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng- Lần 3: cách mũi 2 ít nhất 1 năm3. Người đã tiêm đủ 3 mũi và 1 mũi nhắc lại: - Lần 1: khi có thai lần đầu, tiêm sớm nhất có thể- Lần 2: cách ít nhất 1 năm sau lần 1 |
- Vắc xin tả: cho trẻ từ 2 tới 5 tuổi, liều lượng 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 2 tuần.
- Vắc xin thương hàn: sử dụng cho trẻ từ 3 tuổi đến 10 tuổi, tiêm 1 mũi.
2.2 Tiêm chủng mở rộng ở đâu?
Tiêm chủng mở rộng được triển khai tại các trạm y tế trong phạm vi cả nước. Tất cả các trẻ em Việt Nam đều được tiêm đầy đủ các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Quy trình tiêm tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế.2.3 Công dụng của các loại vắc xin được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng
Trong tiêm chủng mở rộng sử dụng các loại vắc xin sau:- Vắc xin phòng bệnh lao phổi: vắc-xin BCG giúp phòng ngừa bệnh lao, được khuyến nghị tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau khi sinh. Sau khi tiêm vắc xin này tại chỗ tiêm sẽ để lại sẹo đường kính khoảng 5mm, điều đó thể hiện là trẻ đã có miễn dịch với bệnh lao.- Vắc xin viêm gan B giúp phòng ngừa vi rút gây bệnh viêm gan B. Mũi đầu tiên trẻ được tiêm sớm trong 24 giờ sau sinh, 3 mũi tiếp theo tiêm loại vắc xin phối hợp ngừa nhiều bệnh trong đó có ngừa viêm gan B.- Vắc xin bạch hầu giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu, được tiêm trong tiêm chủng mở rộng là loại vắc xin loại phối hợp ngừa nhiều bệnh trong đó có ngừa bạch hầu. Vắc xin bạch hầu sẽ tiêm 4 mũi, cho trẻ từ 2 tháng tuổi, nên tiêm đủ mũi cho trẻ trước 2 tuổi để phòng bệnh hiệu quả.- Vắc xin ho gà giúp phòng ngừa bệnh dễ lây nhiễm ho gà. Vắc xin này được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là loại phối hợp ngừa nhiều bệnh trong đó có ngừa ho gà. Tương tự như vắc xin bạch hầu, vắc xin ho gà sẽ tiêm 4 mũi, cho trẻ từ 2 tháng tuổi và tiêm đủ mũi cho trẻ trước 2 tuổi.- Vắc xin uốn ván giúp phòng ngừa căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm uốn ván. Đối với các trẻ nhỏ, trong chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng loại vắc xin loại phối hợp trong đó có thành phần ngừa uốn ván. Đối với phụ nữ mang thai là vắc xin đơn lẻ phòng chống uốn ván, số mũi tiêm tùy thuộc vào tiền sử tiêm chủng của thai phụ.- Vắc xin bại liệt giúp phòng ngừa vi rút gây bệnh bại liệt. Trong tiêm chủng mở rộng, vắc xin bại liệt ở dạng uống, trẻ sẽ uống 3 lần. Lần đầu khi đủ 2 tháng, 2 lần kế tiếp là khi 3 và 4 tháng tuổi.- Vắc xin phòng bệnh do Hib giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não và viêm phổi do vi khuẩn HIB gây ra. Trong tiêm chủng mở rộng là loại vắc xin loại phối hợp giúp giảm số lần tiêm cho trẻ.- Vắc xin sởi giúp phòng ngừa bệnh sởi, một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến. Trong tiêm chủng mở rộng, khi trẻ đủ 9 tháng sẽ tiêm vắc xin sởi đơn, khi trẻ 18 tháng sẽ tiêm thêm mũi nhắc lại là vắc xin phối hợp sởi và rubella.- Vắc xin rubella giúp phòng ngừa bệnh rubella, trong tiêm chủng mở rộng là loại vắc xin loại phối hợp sởi và rubella, trẻ được tiêm ngừa khi 18 tháng tuổi.- Vắc xin viêm não Nhật Bản giúp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật bản. Trong tiêm chủng mở rộng, vắc xin này sẽ tiêm 3 mũi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.- Vắc xin tả giúp phòng ngừa bệnh tả, là dạng vắc xin uống dùng cho trẻ từ 24 tháng trở lên, được tiêm chủng mở rộng ở các vùng có nguy cơ cao mắc bệnh.- Vắc xin thương hàn giúp trẻ phòng ngừa bệnh thương hàn. Vắc xin tiêm cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.3. Những lưu ý khi trẻ tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin giúp trẻ chống lại các bệnh nguy hiểm. Vậy trước và sau khi tiêm vắc xin cần lưu ý điều gì? Dưới đây là những lưu ý để giúp trẻ tiêm phòng an toàn:- Tiêm phòng đúng lịch hẹn.
- Dừng tiêm các mũi nhắc lại khi trẻ có phản ứng nặng sau khi tiêm vắc xin.
- Ngừng tiêm loại vắc xin có thành phần trẻ bị dị ứng.
- Trẻ có dấu hiệu bệnh hoặc sốt thì dời lịch tiêm tới khi trẻ hoàn toàn khỏe.
- Trước khi tiêm, nói rõ tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ.
- Sau khi tiêm, để theo dõi phản ứng sau khi tiêm của trẻ, phụ huynh cần tuân theo nguyên tắc ở lại nơi tiêm 30 phút.
- Theo dõi trẻ sau tiêm ít nhất 2 ngày. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các biểu hiện: sốt cao trên 39 độ, có phản ứng co giật, khó thở, khóc nhiều không ngớt, tím tái cơ thể, … để trẻ được chăm sóc và chữa trị kịp thời.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.