Mức phạt tiền đối với hành vi không trích lập, trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá?
Không trích lập, trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Có buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không?
1. Mức phạt tiền đối với hành vi không trích lập, trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá?
Căn cứ khoản 3, khoản 6 Điều 7 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, quy định về mức phạt tiền đối với hành vi không trích lập, trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá như sau:
(i) Mức phạt tiền
- Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi không trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
(ii) Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền không trích lập hoặc trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá (nếu có) đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
- Buộc nộp vào ngân sách toàn bộ số lợi bất hợp pháp (nếu có) đối với số tiền Quỹ bình ổn giá khi trích lập không đầy đủ, không trích lập hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về Quỹ bình ổn giá.
Lưu ý:
- Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 150 triệu đồng, đối với tổ chức là 300 triệu đồng.
- Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần về hành vi không trích lập, trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính đối với từng hành vi riêng biệt.
(Căn cứ khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP)
File Word Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Toàn bộ biểu mẫu ban hành về Luật Giá theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP |
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá và thẩm quyền tiếp nhận mới nhất năm 2024 |
Mức phạt tiền đối với hành vi không trích lập, trích lập không đầy đủ Quỹ bình ổn giá
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định sẽ bị phạt đến 30 triệu?
[Quý khách hàng xem chi tiếtTẠI ĐÂY]
3. Phạt đến 70 triệu đối với các hành vi vi phạm về báo cáo Quỹ bình ổn giá?
[Quý khách hàng xem chi tiếtTẠI ĐÂY]
Điều 4. Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá - Nghị định 87/2024/NĐ-CP 1. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá sự cần thiết của việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trên cơ sở tiêu chí về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Giá và các căn cứ sau đây: a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội; b) Yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về giá hàng hóa, dịch vụ để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc để phù hợp với những thay đổi về quan hệ cung cầu trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ đó; c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng biện pháp quản lý giá của hàng hóa, dịch vụ cần điều chỉnh. … 3. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi 01 bản chính hồ sơ đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá cho Bộ Tài chính tổng hợp, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá: Trường hợp đề nghị bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ, dự kiến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; đề xuất bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ và chủ trì thực hiện các biện pháp bình ổn giá; Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, tại văn bản nêu rõ tên hàng hóa, dịch vụ và biện pháp quản lý giá thay thế đối với hàng hóa, dịch vụ đó; b) Báo cáo tổng kết, đánh giá các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này; c) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). … |