Chống hàng giả: 8 cách thường sử dụng của người bán hàng trực tuyến tại Việt Nam
Các nền tảng thương mại điện tử trực tuyến đã thay đổi cách chúng ta mua sắm, mang lại sự tiện lợi và sự đa dạng khi lựa chọn hàng hóa.
Theo cách khác, họ cũng sử dụng các mô tả và hình ảnh không đúng sản phẩm đang được bán. Thậm chí, đó có thể hình ảnh là của những sản phẩm chính hãng, được trình bày đẹp mắt, nhưng sau đó lại gửi đến người tiêu dùng hàng giả, hàng kém chất lượng.2. Đánh giá và xếp hạng giả mạo: Người bán tạo tài khoản giả mạo hoặc trả tiền mua những đánh giá và xếp hạng tích cực. Những người bán hàng gian lận sẽ đăng đánh giá giả mạo để tạo ấn tượng về độ tin cậy và trải nghiệm tích cực của khách hàng về sản phẩm của họ.3. Mã số chống hàng giả: Người bán hàng trực tuyến gian dối có thể cung cấp cho khách hàng mã số chống hàng giả của một số lô hàng thậm chí không tồn tại hoặc tệ hơn là không liên quan đến sản phẩm được đặt hàng. Đây là một chiến thuật nhằm trì hoãn việc phát hiện ra hành vi lừa đảo, giúp người bán có đủ thời gian để biến mất.4. Mô hình bán hàng “ma”: Người bán lừa đảo tạo ra các cửa hàng trực tuyến tạm thời để bán các sản phẩm mà họ không sở hữu, cũng như không có ý định vận chuyển. Sau khi bán hàng, những người bán này nhanh chóng thu tiền và biến mất trước khi người mua phát hiện ra hành vi lừa đảo.5. Thao túng giá: Một số người bán đã thổi phồng giá gốc của sản phẩm để làm cho mức giá chiết khấu trở nên hấp dẫn hơn với mục đích làm cho khách hàng cảm thấy mình đang có được một sự mua hàng rất tốt trong khi thực tế, các sản phẩm này có thể là giả mạo hoặc không bao giờ được giao đến.6. Trang web lừa đảo và giả mạo: Kẻ lừa đảo gửi liên kết lừa đảo qua tin nhắn hoặc email, tự xưng là từ cửa hàng trực tuyến. Các liên kết này dẫn đến các trang web giả mạo và yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc chi tiết thanh toán.7. Thay đổi tên cửa hàng: Tên cửa hàng được thay đổi thường xuyên đến mức cả nền tảng bán hàng hoặc những khách hàng không thể phát hiện8. Ẩn danh tính người bán: Các sàn thương mại điện tử cho phép người bán hoạt động ở chế độ ẩn danh. Người bán hàng giả dễ dàng che giấu danh tính và vị trí thực của họ hơn, khiến chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn trong việc truy tìm và buộc họ phải chịu trách nhiệm.Lời kếtĐể giải quyết những các thách thức này, các thể quyền SHTT nên áp dụng nhiều chiến lược khác nhau, bao gồm đầu tư vào công nghệ để phát hiện hàng giả, hợp tác chặt chẽ với các nền tảng thương mại điện tử để cải thiện cơ chế thực thi pháp luật và tăng cường công tác giáo dục người tiêu dùng về rủi ro khi mua hàng giả. Tuy nhiên, cuộc chiến chống hàng giả trực tuyến đòi hỏi nỗ lực và sự đổi mới liên tục vì những kẻ lừa đảo luôn điều chỉnh chiến lược của mình.Tại KENFOX, chúng tôi không chỉ là những chuyên gia về luật và thực thi quyền SHTT. Chuyên môn của chúng tôi về luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trang bị cho chúng tôi những công cụ và kiến thức để giải quyết những hành vi gian lận tinh vi này.Chúng tôi cam kết bảo vệ khách hàng khỏi nguy cơ của hàng giả, quảng cáo gây hiểu lầm và các hình thức gian lận khác thường xuyên xảy ra trên các sàn thương mại điện tử. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác chuyên nghiệp cậy trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. KENFOX không chỉ cung cấp cho bạn câu trả lời “đúng”, mà còn là giải pháp “phù hợp” cho riêng bạn.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.