Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
Nhiệt miệng thường ít nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác đau xót và khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người mắc. Một trong những cách hiệu quả giúp vết loét nhanh lành là điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy nhiệt miệng nên và không nên ăn gì?
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét miệng, là những vết loét quanh vòm miệng, có thể to, nhỏ hay nông, sâu tùy bệnh cảnh. Chúng thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt khi người bệnh ăn uống hoặc nói chuyện. Nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể bao gồm:
- Tổn thương cơ học: Cắn phải, ăn vật nhọn, sắc gây tổn thương niêm mạc miệng
- Suy giảm sức đề kháng
- Thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, B, C, kẽm…
- Dị ứng
- Căng thẳng, stress.
Thực phẩm người nhiệt miệng nên sử dụng
Lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp có thể góp phần giảm viêm, tăng sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Sau đây là những gợi ý thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng này.
1. Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe niêm mạc miệng và tăng cường hệ miễn dịch. Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho người bị nhiệt miệng:
- Rau xanh và trái cây: Rau bina, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, dâu tây, cam, quýt đều giàu vitamin C và A, giúp tăng cường miễn dịch và làm lành vết loét nhanh chóng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch cung cấp chất xơ và vitamin B, hỗ trợ quá trình hồi phục niêm mạc.
- Sữa tươi chứa nhiều canxi và vitamin D, góp phần tăng sức đề kháng giúp niêm mạc miệng khỏe mạnh.
2. Thực phẩm mềm, dễ nuốt
Mặc dù nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, nhưng vẫn cần duy trì dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh. Hãy lựa chọn thực phẩm mềm, như súp, cháo hoặc canh ít gia vị và dễ nuốt, rau luộc mềm giúp giảm cảm giác đau rát khi ăn, từ đó duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hỗ trợ sức khỏe.
3. Thực phẩm thanh nhiệt
Khi bị nhiệt miệng, việc bổ sung các thực phẩm và đồ uống có tính mát vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp làm dịu cảm giác đau đớn mà còn hỗ trợ giải độc, giảm tái phát bệnh. Bạn có thể uống trà xanh, trà đen, nước rau má, nhân trần.
4. Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn
Hệ miễn dịch suy yếu là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng dai dẳng. Do đó, việc bổ sung lợi khuẩn và tăng cường đề kháng là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể tăng cường ăn sữa chua, uống nhiều nước lọc, dùng các loại trà lên men…
5. Dùng gel bôi thảo dược Gumimouth giúp kháng khuẩn, dịu êm vết loét, ngừa nhiệt miệng tái phát
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, để nhanh giảm triệu chứng đau, xót rát, khó chịu và làm lành vết loét do nhiệt miệng, người bệnh nên sử dụng gel bôi Gumimouth.
Gumimouth là sự kết hợp độc đáo giữa các chất kháng khuẩn chọn lọc với những thảo dược giảm đau, gây tê tự nhiên, giúp giải quyết các vấn đề nhiệt miệng:
- Nano bạc: Là dạng phân tử siêu nhỏ với công dụng diệt khuẩn, kháng virus, nấm. Đặc biệt, nano bạc có khả năng diệt khuẩn chọn lọc, chỉ tác động các vi khuẩn có hại, không ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật có lợi nên an toàn, lành tính khi bôi trong khoang miệng
- Kẽm salicylate: Tăng sức đề kháng của niêm mạc miệng, tác động nguyên nhân sâu xa, hỗ trợ phòng nhiệt miệng tái phát
- Chiết xuất đinh hương, duối, neem là các thảo dược giảm đau, gây tê tự nhiên, giúp giảm cơn đau đớn, xót rát do nhiệt miệng
- Chitosan giúp bảo vệ niêm mạc, kết hợp với bạc giúp tăng sinh collagen, hỗ trợ làm lành vết loét.
Nhờ bộ thành phần đa tác động và ứng dụng công nghệ lượng tử tiên tiến (Quantum technology) trong sản xuất, gel bôi Gumimouth chiết xuất được hàm lượng dược liệu tinh khiết, loại bỏ tạp chất, cho hiệu quả nhanh chóng, đồng thời đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ cho người dùng.
Thực phẩm người nhiệt miệng nên kiêng để tránh bệnh nặng hơn
Một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc, làm vết loét nặng hơn, gây đau đớn và kéo dài thời gian lành. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên tránh:
1. Thực phẩm cay nóng
Các món ăn có nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, và mù tạt có thể kích thích các vết loét trong miệng, làm chúng trở nên đau rát và khó chịu hơn. Do đó, người bệnh nên tránh các món cay nồng như lẩu cay, cà ri, mỳ cay… đồng thời tránh ăn khi còn nóng các món canh, súp, cháo, trà…
2. Thực phẩm chua
Thực phẩm có tính axit có thể gây kích ứng, làm vết loét đau đớn hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Khi bị nhiệt miệng, bạn hãy tránh xa các thực phẩm nhiều acid như chanh, cam, mận, dứa, dưa chua.
3. Cà phê và các loại nước ngọt
Cà phê chứa acid salicylic, chất này có thể gây kích ứng các mô tổn thương trong miệng, dẫn đến nhiệt miệng hoặc làm tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, hãy tạm dừng hoặc ngừng sử dụng cà phê.
Ngoài cà phê, người bị nhiệt miệng cũng nên tránh các loại nước ngọt có chứa siro hoặc acid phosphoric, vì chúng có thể làm tăng viêm nhiễm và lở loét trong miệng.
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống là một phần quan trọng để đẩy lùi nhiệt miệng. Bằng cách ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh những thực phẩm gây kích ứng có thể giúp vết loét nhanh lành hơn. Đồng thời, bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Gel bôi Gumimouth để sạch viêm nướu răng, dịu êm nhiệt miệng nhé.
Mai Anh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.