Uống nước dừa với rau ngổ có tác dụng gì?
Uống nước dừa với rau ngổ có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người, hãy xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của rau ngổ
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau ngổ là loại thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ. Tên gọi khác của loại cây này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước. Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.
Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2,1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là loại cây gia vị, hay dùng ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được xem là vị thuốc vì nó nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường được dùng của cây là lá non.
Các hợp chất phân lập cùng chiết xuất thô của rau ngổ có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ của tế bào, kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun sán, chống tiêu chảy. Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid, khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:
- Giải độc và thanh nhiệt.
- Sát trùng đường tiêu hóa.
- Phòng ngừa và chống lão hóa.
- Lợi tiểu.
- Phòng ngừa ung thư.
- Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu,
- Giảm cơn sốt nóng.
Tác dụng của nước dừa
Nước dừa là nguồn nước tinh khiết nhất, là chất lỏng trong suốt hoặc hơi đục, nằm trong phần ruột rỗng của dừa. Loại nước này được con người khai thác để sử dụng như một thứ nước giải khát từ thiên nhiên.
Nước dừa vị thơm bùi đặc trưng, vị ngọt thanh mát. Cần phân biệt nước dừa và nước cốt dừa vì nước cốt dừa là phần nước và dầu béo được tinh chế từ phần cơm dừa.
Người ta ưa chuộng nước dừa không chỉ vì hương vị thơm ngon của nó mà còn nhờ giá trị dinh dưỡng do nó đem lại. Đặc biệt ở những vùng khí hậu nhiệt đới nắng nóng, bên cạnh nước dừa tinh khiết được lấy ra từ những trái dừa tươi xanh, người dân còn uống nước dừa được sản xuất theo dạng lon hoặc đóng chai.
Ngoài công dụng giải khát, loại nước này còn được dùng thay thế cho chất bù điện giải, dùng làm thuốc và sử dụng trong làm đẹp, nấu ăn.
Dưới đây là những tác dụng của nước dừa với sức khoẻ:
- Công dụng chống oxy hóa.
- Hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận.
- Nước dừa rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Ổn định huyết áp.
- Ngăn ngừa táo bón.
- Bổ sung năng lượng sau những bài tập.
Uống nước dừa với rau ngổ tác dụng gì?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương – Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, người bị sỏi đường tiết niệu có thể dùng rau ngổ pha với nước dừa uống hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần xác định mức độ của bệnh, vị trí viên sỏi để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh sỏi đường tiết niệu mà không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận. Vì vậy, nếu người bệnh cứ tin tưởng chỉ dùng rau ngổ pha với nước dừa và hy vọng bệnh của mình sẽ khỏi thì có thể bị biến chứng.
Trong một số trường hợp sỏi niệu quản to, làm bít tắc không cho nước tiểu thông xuống bàng quang gây giãn thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Do đó cần xác định được giai đoạn bệnh sỏi đường tiết niệu.
Ngoài ra, rau ngổ pha với nước dừa chỉ có tác dụng đối với các loại sỏi bùn, còn các loại sỏi như sỏi canxi, sỏi san hô thì dung dịch này không có tác dụng. Vì vậy người bệnh cần biết tính chất sỏi của mình là loại sỏi nào để xem dùng rau ngổ pha với nước dừa có công dụng không.
Tốt nhất khi bị sỏi đường tiết niệu người bệnh cần đi khám bác sĩ tây y hoặc đông y để các bác sĩ chẩn đoán giai đoạn bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống nước dừa với rau ngổ có tác dụng gì?". Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ích lợi của nước dừa pha cùng rau ngổ. Nếu bạn có vấn đề về sức khoẻ cần sử dụng bài thuốc này thì cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có.