Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở
Bài viết dưới đây sẽ nói lên điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở và mức phạt hành chính nếu không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
1. An toàn phòng cháy chữa cháy là gì?
An toàn phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý sự cố cháy nổ. Mục tiêu chính của an toàn phòng cháy chữa cháy là bảo vệ tính mạng con người, tài sản và môi trường trước nguy cơ cháy nổ.
Công tác phòng cháy chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy góp phần quan trọng trong bảo vệ được tính mạng, tài sản, cho mọi cá nhân và xã hội.
Dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong công tác thực hiện phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn còn một số bộ phận, một số nơi, đơn vị, cơ sở, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy.
Chính sự chủ quan của các bộ phận này đã dẫn đến việc xảy ra các vụ cháy, nổ không thể kiểm soát kịp thời gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về người lẫn tài sản.
Các thành phần chính của an toàn phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Phòng ngừa cháy nổ: Các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy nổ, chẳng hạn như việc thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị điện, cấm sử dụng nguồn lửa trong các khu vực nguy hiểm.
- Cảnh báo cháy nổ: Hệ thống báo cháy, cảnh báo sớm khi phát hiện khói, nhiệt độ cao hoặc lửa.
- Chữa cháy: Các biện pháp và thiết bị dùng để dập tắt đám cháy khi nó xảy ra, bao gồm các bình chữa cháy, hệ thống phun nước tự động, và đội ngũ cứu hỏa.
- Thoát nạn và cứu hộ: Các kế hoạch và biện pháp giúp mọi người có thể thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả khi xảy ra cháy nổ.
2. Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở
Hiện nay, các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở được quy tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP).
2.1. Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở do Công an quản lý
- Có nội quy, biển báo, sơ đồ, chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, chỉ dẫn thoát nạn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với kho hàng, được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
- Có phương án chữa cháy và phương án này đã được phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống tĩnh điện, sét, thiết bị sử dụng điện, thiết bị sinh ra lửa, thiết bị sinh ra nhiệt, việc sử dụng lửa, nhiệt phải bảo đảm an toàn;
- Có giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống dữ liệu và truyền tin, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện cứu người;
- Đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt và văn bản thẩm duyệt thiết kế đồng thời có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của Cảnh sát.
2.1. Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở do Ủy ban nhân dân xã quản lý
- Có nội quy, biển báo, sơ đồ, chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, chỉ dẫn thoát nạn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với kho hàng, được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
- Có phương án chữa cháy và phương án này đã được phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống tĩnh điện, sét, thiết bị sử dụng điện, thiết bị sinh ra lửa, thiết bị sinh ra nhiệt, việc sử dụng lửa, nhiệt phải bảo đảm an toàn;
- Đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt và văn bản thẩm duyệt thiết kế đồng thời có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của Cảnh sát;
- Có giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống dữ liệu và truyền tin, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện cứu người;
- Có phân công người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy phải là người được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.
3. Vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy bị phạt thế nào?
Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy như sau:
Hành vi vi phạm gây ra cháy, nổ dẫn đến thiệt hại tài sản và người | Mức xử phạt hành chính |
Thiệt hại tài sản | Cảnh cáo/phạt tiền 100.000 đồng - 300.000 đồng |
Thiệt hại tài sản 20.000.000 đồng - | 1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng |
Thiệt hại tài sản 50.000.000 đồng - dưới 100.000.000 đồng | 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng |
Thiệt hại tài sản > 100.000.000 đồng; Gây thương tích/ tổn hại cho sức khỏe của 01 người tỷ lệ tổn thương Gây thương tích/ tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên tổng tỷ lệ tổn thương | 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng |
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người có hành vi vi phạm chi trả toàn bộ chi phí dùng để khám, chữa bệnh cho nạn nhân đối với hành vi vi phạm có gây ra thiệt hại về người .
Trên đây là nội dung Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sởNếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.