Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đại học 2024: Thay đổi thế nào so với đợt 1?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đại học 2024: Thay đổi thế nào so với đợt 1?
Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đại học 2024: Thay đổi thế nào so với đợt 1? (Hình từ internet)
Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung đại học 2024: Thay đổi thế nào so với đợt 1?
Căn cứ Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung như sau:
- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung. Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
- Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
- Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân; gửi giấy báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
Như vậy, có thể thấy điểm chuẩn đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển các đợt xét tuyển bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm chuẩn xét tuyển đợt 1.
Thời gian đăng ký xét tuyển bổ sung đại học 2024
Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về tổ chức đăng ký và xét tuyển bổ sung như sau:
- Từ ngày 28/8/2024, các cơ sở đào tạo sẽ thông báo tuyển sinh đợt bổ sung.
từ tháng 9 đến tháng 12/2024, các cơ sở đào tạo sẽ xét tuyển các đợt tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
Đồng thời tại Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 cũng có hướng dẫn như sau:
Từ ngày 28/8/2024 đến tháng 12/2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo (nếu cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung).
Lưu ý: Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học.
Trách nhiệm của các bên trong công tác xét tuyển đại học 2024
(1) Trách nhiệm của thí sinh
- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
(2) Trách nhiệm của các trường THPT và các đơn vị khác được phân công đối với thí sinh thuộc phạm vi phụ trách
- Tổ chức rà soát, kiểm tra và bổ sung, cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu kết quả học tập cấp THPT của thí sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành;
- Kiểm tra dữ liệu, hướng dẫn thí sinh khai đúng thông tin, bao gồm cả thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên;
- Hỗ trợ việc đăng ký nguyện vọng cho những thí sinh không có điều kiện đăng ký trực tuyến;
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo có tuyển sinh theo kế hoạch riêng trong việc xác nhận kết quả học tập cấp THPT cho những thí sinh dự tuyển.
(3) Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
- Cung cấp đầy đủ, đúng định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh lên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
- Quy định (hoặc thống nhất với các cơ sở đào tạo khác) về mức thu, phương thức thu và sử dụng lệ phí dịch vụ tuyển sinh;
- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo hay theo một phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo mà không đủ điều kiện;
- Bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố;
- Kiểm tra thông tin và hồ sơ minh chứng khi thí sinh nhập học, bảo đảm tất cả thí sinh nhập học phải đủ điều kiện trúng tuyển;
- Giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác xét tuyển của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
(4) Trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống
- Quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn quốc, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành;
- Xây dựng, duy trì và vận hành Cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh;
- Kết nối Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT với Cổng dịch vụ công quốc gia.
(Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT)