Eximbank “sát cánh” MSME vượt nỗi khó “dậm chân tại chỗ”

Ánh Dương 22/08/2024 13:30

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ (MSME) thích ứng với xu thế mới, Chính phủ và các ngân hàng đã đồng loạt triển khai nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp quy mô nhỏ (MSME) là nhân tố mạch máu của nhiều nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, doanh nghiệp MSME đang chiếm 69.3% trên tổng số doanh nghiệp trên cả nước (1). Với quy mô nhỏ, doanh nghiệp MSME được kỳ vọng sẽ thể hiện sự linh hoạt trong kinh doanh khi có thể tận dụng nguồn lao động và nguyên vật liệu tại các địa phương. Nhờ vậy, MSME có thể dễ dàng gia nhập thị trường và thích ứng nhanh với những biến động kinh tế. 

Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp MSME phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính đến từ nguồn vốn hạn hẹp, khả năng tiếp cận công nghệ và thông tin hạn chế trong việc nắm bắt các cơ hội và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, áp lực nợ và thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cũng là những thách thức lớn mà các MSME phải đối mặt. Những khó khăn này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của từng doanh nghiệp mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. 

Chính phủ cùng ngân hàng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp MSME

Trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế toàn cầu, Chính phủ và các ngân hàng đã đồng loạt triển khai những giải pháp hỗ trợ đa dạng và thiết thực nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp MSME. Những biện pháp này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các gói tín dụng ưu đãi mà còn bao gồm việc tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất vay, và cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính chuyên nghiệp để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển bền vững.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại để đảm bảo lãi suất cho vay được duy trì ở mức ổn định và hợp lý. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp MSME dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, từ đó có thể cân đối tài chính một cách hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, và đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển nền kinh tế. 

Eximbank “sát cánh” MSME vượt nỗi khó “dậm chân tại chỗ”- Ảnh 1.

Chính phủ và ngân hàng đã có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp MSME trong bối cảnh chuyển đổi số

Giải pháp dành riêng cho doanh nghiệp MSME đến từ Eximbank

Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp tài chính linh hoạt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quy mô nhỏ. Bên cạnh việc cung cấp nguồn vốn kịp thời, các ngân hàng còn đưa ra nhiều ưu đãi về lãi suất thông qua các gói vay chuyên biệt. Điển hình như Ngân hàng Eximbank đã tiên phong giới thiệu gói vay bổ sung vốn kinh doanh dành cho MSME, được xem là giải pháp tài chính linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Eximbank “sát cánh” MSME vượt nỗi khó “dậm chân tại chỗ”- Ảnh 2.

Sản phẩm cho vay bổ sung vốn kinh doanh của Eximbank tối ưu cho nhu cầu thực tế của nhóm doanh nghiệp MSME

Với mức cho vay lên đến 90% doanh thu, doanh nghiệp có thể tự tin đầu tư vào mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ hoặc đáp ứng các đơn hàng lớn. Lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,25%/ năm cùng chính sách miễn phí trả nợ trước hạn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí tài chính. Bên cạnh đó, quy trình phê duyệt nhanh chóng, chỉ trong vòng 8 giờ và giải pháp thanh toán hiện đại tích hợp QR code giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và quản lý tài chính hiệu quả. Đặc biệt, ngân hàng còn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các chương trình đào tạo, tư vấn, giúp doanh nghiệp vững bước trên con đường thành công.

Nhờ những ưu đãi và điều kiện thuận lợi, gói vay bổ sung vốn kinh doanh tối ưu sẽ là một trong những yếu tố thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Eximbank trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp quy mô nhỏ trên hành trình mở rộng và phát triển.

Ánh Dương