Mẹ Việt ở Mỹ làm vườn để dạy con về quê hương, nguồn cội

26/08/2024 08:20

MỹKim Hiếu dành riêng một khu vực trong vườn để bài trí lu nước, tượng vịt... và trồng rau muống, cà chua như ở Việt Nam với mong muốn những hình ảnh đó sẽ tự nhiên đi vào tiềm thức của con.

Chị Kim Hiếu, 43 tuổi, quê ở Bà Rịa Vũng Tàu, theo chồng sang định cư ở bang Washington, Mỹ, từ năm 2015. Từng có 10 năm làm việc cho các công ty nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng khi đến Mỹ, chị Hiếu chỉ ở nhà chăm con, làm nội trợ. Vì thế, chăm sóc vườn tược là một cách để chị trở nên bận rộn và bớt nhớ quê hơn.
Chị Kim Hiếu, 43 tuổi, quê ở Bà Rịa Vũng Tàu, theo chồng sang bang Washington định cư từ năm 2015. Từng có 10 năm làm việc cho các công ty nước ngoài ở TP HCM nhưng khi đến Mỹ, Hiếu chỉ ở nhà chăm con, làm nội trợ. Vì thế, làm vườn là một cách để chị trở nên bận rộn và bớt nhớ quê hơn.
Khu vườn của chị Hiếu chiếm 700 m2 trong tổng diện tích hơn 1.000 m2 của ngôi nhà. Trong vườn, chị trồng nhiều loại hoa khác nhau như cẩm tú cầu, cúc trắng, cúc mắt huyền, hoa anh đào, đỗ quyên, hoa ly, thạch thảo, sống đời... Ngoài ra, còn nhiều loại khác chị trồng vì thấy đẹp nhưng không nhớ hết tên.
Khu vườn của Hiếu chiếm 700 m2 trong tổng diện tích hơn 1.000 m2 của ngôi nhà. Trong vườn, chị trồng nhiều loại hoa như cẩm tú cầu, cúc trắng, cúc mắt huyền, hoa anh đào, đỗ quyên, hoa ly, thạch thảo, sống đời... Ngoài ra, còn nhiều loại khác chị trồng vì thấy đẹp nhưng không nhớ hết tên.
Chị Hiếu cho biết căn nhà này được vợ chồng chị mua năm 2022. Thời điểm đó, khu vườn rất đơn sơ, sân sau chỉ có bãi cỏ, thảm sỏi và mấy cây lá phong đơn điệu, trong khi sân trước thì chỉ vài bụi cỏ xù xì. Vốn là người thích không gian sân vườn sinh động màu sắc để tạo sự ấm cúng cho sinh hoạt gia đình, nên vừa mua nhà xong, dù trời đang cuối thu chuyển sang đông, chị Hiếu đã bắt tay vào quy hoạch từng khu vực, đào bỏ bớt các bụi cây cằn cỗi và trồng một số cây sống qua mùa đông để khi sang xuân, cây đã bén rễ tươi tốt. Trong ảnh, góc bậc thang dẫn xuống vườn hoa được trang trí bởi vại nước, tượng phật, tượng vịt và chiếc võng vải, tạo cảm giác thân thuộc.Bà mẹ một con tâm sự nhân công lao động ở Mỹ rất đắt đỏ mà đôi khi họ làm không đúng ý mình, nên ngoài những công việc nặng như cưa tỉa nhánh cây lớn phải thuê người, phần lớn các việc khác do một tay chị cả. Với chị, chăm sóc vườn là việc làm hàng ngày, mỗi ngày chị lại có ý tưởng mới hoặc mua được cây hoa mới, nên dần dần khu vườn càng trở nên bắt mắt, đa dạng.
Kim Hiếu cho biết căn nhà này được vợ chồng chị mua năm 2022. Thời điểm đó, khu vườn rất đơn sơ, sân sau chỉ có bãi cỏ, thảm sỏi và mấy cây lá phong đơn điệu, trong khi sân trước ngập những bụi cỏ xù xì. Vốn thích không gian sân vườn sinh động màu sắc để tạo sự ấm cúng cho sinh hoạt gia đình, nên vừa mua nhà xong, dù trời đang cuối thu chuyển đông, chị đã bắt tay vào quy hoạch từng khu vực, đào bỏ bớt các bụi cây cằn cỗi và trồng một số cây sống qua mùa đông để khi sang xuân, cây đã bén rễ tươi tốt.
Bà mẹ một con cho biết nhân công lao động ở Mỹ rất đắt đỏ mà đôi khi họ làm không đúng ý mình, nên ngoài những công việc nặng như cưa tỉa nhánh cây lớn phải thuê người, phần lớn các việc khác do một tay chị đảm nhận. Với chị, chăm sóc vườn là việc làm hàng ngày nên mỗi ngày chị lại có ý tưởng mới hoặc mua được cây hoa mới, khiến dần dần khu vườn trở nên bắt mắt, đa dạng.
Chị Hiếu cho biết trước khi về ngôi nhà này, nhà cũ của chị cũng có một khu vườn mà chị đã dành tâm huyết chăm bón hơn 7 năm. Vì thế, khi qua nhà mới, chị đã nắm được các loại hoa hợp với khí hậu nào cũng như mang những cây hoa yêu thích từ vườn cũ sang.Năm đầu tiên được xem là vất vả nhất vì chị Hiếu phải làm lại vườn từ đầu. Cực nhất là phải khiêng đá sỏi đi để có chỗ trồng hoa. Chủ cũ của ngôi nhà không quan trọng vườn tược nên những khu quy hoạch trồng hoa, họ trải sỏi cho tiện và đỡ phải chăm sóc. Bây giờ chị cũng có tuổi rồi, bữa nào làm xong cũng đau lưng lắm, phải uống thuốc giảm đau mới ngủ được. Nhưng chị nghiện làm vườn lắm, sáng dậy ra làm rồi tối uống thuốc tiếp, chị cười nói.
Kim Hiếu cho biết trước khi về ngôi nhà này, nhà cũ của chị cũng có một khu vườn được chị dành tâm huyết chăm bón hơn 7 năm. Vì thế, khi qua nhà mới, chị đã nắm được các loại hoa hợp với khí hậu nào cũng như mang những cây hoa yêu thích từ vườn cũ sang.
Năm đầu tiên được xem là vất vả nhất vì chị phải làm lại vườn từ đầu. "Cực nhất là phải khiêng đá sỏi đi để có chỗ trồng hoa. Chủ cũ của ngôi nhà không quan trọng vườn tược nên những khu quy hoạch trồng hoa, họ trải sỏi cho tiện và đỡ phải chăm sóc. Bây giờ mình cũng có tuổi rồi, bữa nào làm xong cũng đau lưng lắm, phải uống thuốc giảm đau mới ngủ được. Nhưng mình nghiện làm vườn lắm, sáng dậy ra làm rồi tối uống thuốc tiếp", Hiếu cười nói.
Kim Hiếu bên góc vườn mà chị dành nhiều tâm huyết cải tạo và chăm bón. Chị cho biết, thời tiết ở Mỹ có 4 mùa rõ rệt nên hoa cũng phát triển theo mùa. Vào mùa đông, trời lạnh và có tuyết nên cây cối trụi lá, những cây ra hoa hàng năm sẽ ngủ đông. Đến mùa xuân, chúng mới bắt đầu thức dậy và đâm chồi nảy lộc. Có những loại hoa nở vào mùa xuân (khoảng tháng 4-5) như anh đào, đỗ quyên, thì vào mùa đông mình bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây trổ hoa mùa sau. Đồng thời, trong suốt mùa hè, các loại hoa nở mùa này phải thường xuyên được tưới bổ sung phân và nước để cây đủ chất, ra hoa liên tục và tươi tốt, chị nói.
Kim Hiếu bên góc vườn mà chị dành nhiều tâm huyết cải tạo và chăm bón. Chị cho biết, thời tiết ở Mỹ có 4 mùa rõ rệt nên hoa cũng phát triển theo mùa. Vào mùa đông, trời lạnh và có tuyết nên cây cối trụi lá, những cây ra hoa hàng năm sẽ ngủ đông. Đến mùa xuân, chúng mới bắt đầu thức dậy và đâm chồi nảy lộc. "Có những loại hoa nở vào mùa xuân (khoảng tháng 4-5) như anh đào, đỗ quyên, thì vào mùa đông mình bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây trổ hoa mùa sau. Đồng thời, trong suốt mùa hè, các loại hoa nở mùa này phải thường xuyên được tưới bổ sung phân và nước để cây đủ chất, ra hoa liên tục và tươi tốt", chị nói.
Khu vườn của bà mẹ Việt ở Mỹ đẹp như một bức tranh.
Chuông được chị mang từ nhà cũ sang, nhưng sau khi nghe thợ báo giá làm cổng treo "cao ngất ngưởng", chị quyết định tự làm dù chưa biết làm như thế nào. Nhờ có chồng ủng hộ, chở đi mua vật liệu nên sau mấy ngày tự cưa đóng, chị cũng có được cái cổng treo chuông ưng ý ở góc vườn. Cho biết bản thân vốn là một Phật tử, sân sau vườn nhà có những góc đậm chất thiền như tượng Phật, tượng ba chú tiểu, mang lại cho chị cảm giác an yên, tĩnh tại.
Trong khu vườn, chị làm một góc ở sân sau với lu nước mưa, võng, chum vại, tượng gà vịt được chị mang từ Việt Nam sang để tái hiện lại hình ảnh quê hương Nam Bộ quen thuộc. Góc vườn vừa giúp chị đỡ nhớ quê, vừa để con trai lớn lên với những hình ảnh quen thuộc, thân thương này một cách tự nhiên nhất có thể.
Trong khu vườn, chị làm một góc ở sân sau với lu nước mưa, võng, chum vại, tượng gà vịt được chị mang từ Việt Nam sang để tái hiện lại hình ảnh quê hương Nam Bộ quen thuộc. Góc vườn vừa giúp chị đỡ nhớ quê, vừa để con trai lớn lên với những hình ảnh quen thuộc, thân thương này một cách tự nhiên nhất có thể.
Khi gia đình chuyển nhà, bé rất buồn, nên chị hứa sẽ làm lại góc Việt Nam cho con. Và chị đã giữ đúng lời hứa. Trẻ con mà, mình có giải thích, có dạy con tốt thế nào đi chăng nữa, mà nó không được thực tế trải nghiệm thì con cũng không thể nào hiểu và nhớ hết được. Đương nhiên, những gì chị đang làm không giống hoàn toàn thực tế cuộc sống miền quê Việt Nam. Nhưng ít ra, trực quan con có thể nhìn thấy và chơi đùa mỗi ngày với võng, xích đu, với lu nước mưa, bụi chuối sau hè và những câu chuyện kể về tuổi thơ của mẹ, thì sau này, khi về Việt Nam, những hình ảnh đó đã trở thành quen thuộc từ trong tiềm thức. Con sẽ không ngỡ ngàng, hay xa cách, so sánh khác biệt, chị Hiếu tâm sự.
"Khi gia đình chuyển nhà, bé rất buồn, nên mình hứa sẽ làm lại góc Việt Nam cho con. Và mình đã giữ đúng lời hứa. Trẻ con mà, mình có giải thích, có dạy con tốt thế nào đi chăng nữa, mà nó không được thực tế trải nghiệm thì con cũng không thể nào hiểu và nhớ hết được. Đương nhiên, những gì mình đang làm không giống hoàn toàn thực tế cuộc sống miền quê Việt Nam. Nhưng ít ra, trực quan con có thể nhìn thấy và chơi đùa mỗi ngày với võng, xích đu, lu nước mưa, bụi chuối sau hè và những câu chuyện kể về tuổi thơ của mẹ, thì sau này, khi về Việt Nam, những hình ảnh đó đã trở thành quen thuộc từ trong tiềm thức. Con sẽ không ngỡ ngàng, hay xa cách, so sánh khác biệt", Kim Hiếu nói.
Tuy diện tích khu vườn không lớn, chị Hiếu vẫn chọn một góc đủ nắng để trồng các loại rau thơm Việt Nam để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày trong mùa hè. Ông xã và con trai rất thích các món Việt chị nấu như phở, bún bò, bún riêu, bún mọc, chả giò, bún thịt nướng, bánh xèo.... .Vì thế, chị trồng các loại rau như kinh giới, tía tô, rau muống, hành, dưa leo, cà chua, húng thơm, quế, ớt... để khi nào cần là ra vườn hái. Vừa sạch, vừa tươi, khỏi phải đi chợ xa, chị cho biết.
Tuy diện tích khu vườn không lớn, Kim Hiếu vẫn chọn một góc đủ nắng để trồng các loại rau thơm Việt Nam phục vụ cho bữa ăn hàng ngày trong mùa hè. "Ông xã và con trai rất thích các món Việt mình nấu như phở, bún bò, bún riêu, bún mọc, chả giò, bún thịt nướng, bánh xèo... Vì thế, mình trồng các loại rau như kinh giới, tía tô, rau muống, hành, dưa leo, cà chua, húng thơm, quế, ớt... để khi nào cần là ra vườn hái. Vừa sạch, vừa tươi, khỏi phải đi chợ xa", chị cho biết.
Từng làm hai công việc một lúc trong môi trường Sài Gòn nhộn nhịp, khi sang Mỹ chỉ quanh quẩn với nội trợ, chồng con nên với chị Hiếu, làm vườn là cách để giữ cho bản thân bận rộn và một ngày trôi qua có ý nghĩa.
Khu vực trồng cà chua được Hiếu làm giàn và quy hoạch gọn gàng, sạch sẽ.
Vào mùa hè ngôi nhà của chị Hiếu không có gì ngoài hoa. Những loại hoa như tú cầu, hoa bi, thược dược, lily, chị thường cắt mang vào chưng bàn thờ và chưng trong nhà cho thêm màu sắc.
Vào mùa hè, nhà Kim Hiếu không có gì ngoài hoa. Những loại hoa như tú cầu, hoa bi, thược dược, lily, chị thường cắt mang vào chưng bàn thờ và chưng trong nhà cho thêm màu sắc.

Hướng Dương
Ảnh: NVCC