Kỳ vọng tăng thu ngoài lãi
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc các nhà băng tích cực đẩy mạnh tăng thu ngoài lãi, hướng thu nhập bền vững hơn, giảm phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng sẽ là một xu hướng tất yếu. Thu ngoài lãi được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng duy trì lợi nhuận của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) đang ngày càng mỏng.
- Giá vàng thế giới có thể sẽ hạ nhiệt ngay sau sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 do các nhà đầu tư có xu hướng bán vàng ra để lấy tiền đầu tư, sản xuấtTại: Lãi suất tiết kiệm dò đáy, giá vàng lên đỉnh, dòng tiền về đâu?
- Việc các ngân hàng lớn hạ thấp lãi suất huy động cũng phù hợp với mức độ lạm phát và mất giá của đồng tiền Việt Nam hiện nayTại: Vì sao loạt 'ông lớn' ngân hàng hạ lãi suất xuống mức thấp nhất lịch sử?
Ông đánh giá như thế nào về tình hình thu ngoài lãi của ngân hàng hiện nay?
So với giai đoạn trước, thu ngoài lãi suất các ngân hàng đã có sự cải thiện tích cực. Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng khá đa dạng từ tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, đầu tư trái phiếu chính phủ, mua bán chứng khoán đầu tư... Nhờ thu ngoài lãi tích cực nên nhiều ngân hàng đã duy trì được kết quả kinh doanh ổn định.
Việc giảm phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động của các nhà băng, thưa ông?
Dù cải thiện nhưng không thể phủ nhận hoạt động kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng hiện nay vẫn là thu nhập lãi thuần, phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng. Tuy nhiên, nếu đẩy mạnh thu ngoài lãi tốt có những thời điểm sẽ là cứu cánh cho các ngân hàng nhất là giai đoạn tín dụng tăng chậm khiến thu nhập từ lãi thuần giảm như vừa qua.
Thời gian tới, các dự báo đều đánh giá triển vọng cải thiện NIM tương đối khó khăn, do chi phí vốn sẽ dần tăng khi lãi suất huy động tăng trở lại, và nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ còn tăng 0,5 -1%/năm từ đây tới cuối năm. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng bán lẻ tiếp tục phục hồi chậm khiến các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để tăng cạnh tranh. Vì vậy, chắc chắn các nhà băng phải đẩy mạnh tăng thu ngoài lãi để cải thiện lợi nhuận.
Thực tế, nhiều ngân hàng đang tăng cường tối ưu hóa nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng. Minh chứng tỷ lệ thu ngoài lãi đã và đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng thu nhập của các nhà băng này.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, thu nhập người dân ngày càng cao đã làm gia tăng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới, nhiều tiện ích, hiện đại, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, với xu thế toàn cầu hoá, sự hợp tác của các doanh nghiệp trên thế giới đã dẫ̃n đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội để ngân hàng phát triển và mở rộng các dịch vụ, khai thác tệp khách hàng mới... Qua đó, tăng thu ngoài lãi trong tổng thu nhập của các ngân hàng Việt Nam.
Từ những lợi ích trên khẳng định rằng, việc chuyển dịch tăng thu nhập ngoài lãi sẽ gia tăng lợi nhuận bền vững, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà băng.
Theo ông, ngân hàng sẽ cần làm gì để gia tăng thu ngoài lãi một cách bền vững?
Các ngân hàng đang có rất nhiều yếu tố thuận lợi để gia tăng thu ngoài lãi như sự ổn định của kinh tế vĩ mô, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên, kết hợp với niềm tin của dân chúng vào hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, NHNN cũng tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý về các chuẩn mực an toàn của hệ thống ngân hàng, giúp các NHTM tại Việt Nam hoạt động an toàn, lành mạnh hơn. Ngoài ra, NHNN ban hành nhiều cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho NHTM phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới bắt kịp xu thế hiện đại trong thời kỳ công nghệ mới. Hiện nay, hệ thống thanh toán, hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế cũng có những bước tiến vượt bậc.
Để thúc đẩy nguồn thu ngoài lãi bền vững cần tiếp tục tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các ngân hàng thúc đẩy mở rộng nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện đại, nhất là dịch vụ ngân hàng số… Từ đó, giúp các ngân hàng đa dạng nguồn thu theo hướng bền vững.
Xin cảm ơn ông!