Thời tiết năm nay được coi là rét đậm nhưng lối đi ở cổng Đại Môn vẫn liên tục có người qua lại đi hành lễ.
Do thời tiết bất lợi, vậy nên số lượng người đi lễ vào sáng sớm đầu năm không đông, đổ dồn vào buổi chiều, khi thời tiết khô ráo.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng) được coi là cội nguồn của dân tộc Việt Nam nay thuộc xã Hy Cương – huyện Châu Phong - Phú Thọ gồm có 4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng. Bao gồm: Đền Hạ và chùa - Đền Trung - Đền Thượng và lăng trên đỉnh núi - Đền Giếng
Hành trình của du khách là lên Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng và xuống đền Giếng ở chân núi là kết thúc cuộc hành trình.
Người dân thành tâm dâng hương, cúi đầu khấn vái tại đền Hạ để tưởng nhớ công lao của tổ tiên và thành tâm cầu mong một năm mới sẽ may mắn, bình an, gia đình sung túc, đủ đầy...
Do số lượng người đến thắp hương liên tục, nên ban quản lý cử người rút bớt những nén hương đã tàn của người dân sau khi họ thắp xong.
Đền Hùng được xem là chốn linh thiêng bậc nhất. Nơi mà các Vua Hùng đã xây dựng nên nhà nước Văn Lang, là cội nguồn của cả dân tộc.
Người dân từ khắp mọi miền tổ quốc trở về cội nguồn để hành hương, kính lễ. Họ đội lễ xôi gà, mang theo hoa thơm, trái ngọt, bánh kẹo tiến về phía đường đi dẫn lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Dù lượng khách đổ về đền Hùng Tết Âm lịch khá đông nhưng an ninh, trật tự của đền vẫn được đội ngũ cán bộ và bảo vệ duy trì tốt, không để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Du khách vẫn có ý thực hiện tốt quy tắc 5K, quét mã QR khai báo y tế trước khi vào đền.
Theo Huy Hoàng - Bảo Thoa/Giadinh.net.vn
Nguồn: https://giadinh.net.vn/nhieu-nguoi-hanh-huong-ve-dat-to-trong-dip-dau-nam-moi-17222020713470795.htm