Cấm biển, hủy hơn 300 chuyến bay để tránh bão
Tất cả tỉnh thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An đã ra lệnh cấm biển; khoảng 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế sẽ phải hủy trong ngày 7/9.
Dự báo đường đi của bão Yagi. Đồ họa: Đỗ Nam |
Sáng 6/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn. Lãnh đạo các đơn vị liên quan cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng trực, bố trí con người và phương tiện để ứng phó các tình huống khẩn cấp do ảnh hưởng của bão.
Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp ứng phó bão Yagi sáng 6/9. Ảnh: Hoàng Phong
Cụ thể Công ty Thoát nước đã khơi thông dòng chảy, hạ thấp mực nước đệm trên hệ thống sông, hồ điều hòa Yên Sở; huy động gần 2.500 người và khoảng 500 phương tiện, thiết bị bơm hút chống ngập ứng trực.
Công ty Công viên cây xanh tiếp tục cắt tỉa cây xanh đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông. Từ đầu năm đến nay, trên 92.000 cây (đạt 65% kế hoạch năm) đã được cắt tỉa, hạ thấp độ cao, làm thưa tán. Đơn vị đã huy động 570 người cùng thiết bị để sẵn sàng xử lý các sự cố gẫy đổ cây do ảnh hưởng bão.
Sở Công Thương đã chuẩn bị nguồn hàng hóa, nhất là các loại nhu yếu phẩm, với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng. Sở cũng sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp bảo đảm cung ứng, hỗ trợ người dân các địa phương trong trường hợp xảy ra mưa lũ, cô lập.
Công ty thoát nước Hà Nội nạo vét hệ thống hố ga trước bão. Ảnh: Hoàng Phong
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường không tổ chức học kể cả học thêm vào thứ bảy 7/9. Công an thành phố đã bố trí lực lượng trực bảo vệ trật tự an ninh trên địa bàn, đặc biệt là các trọng điểm. Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo lực lượng và phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng trên địa bàn sẵn sàng hỗ trợ các quận huyện.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở vào cuộc tham gia phòng, chống bão trên tinh thần không chủ quan, mục tiêu cao nhất là không để thiệt hại về người và giảm tối đa thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân.
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành phòng chống bão tại trạm bơm Yên Sở, chiều 5/9. Ảnh: Hoàng Phong
Các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm các kế hoạch, phương án theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường phối hợp, tập trung hỗ trợ các địa phương, địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của bão và hỗ trợ nhân dân; duy trì hoạt động liên tục của các cơ sở, hạ tầng thiết yếu, nhất là thông tin liên lạc, y tế.
"Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để chủ động phối hợp phòng, chống lụt bão; bảo đảm không xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, nhưng đồng thời không hoang mang, sợ hãi", ông Thanh nói.
Sáng 6/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn. Lãnh đạo các đơn vị liên quan cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng trực, bố trí con người và phương tiện để ứng phó các tình huống khẩn cấp do ảnh hưởng của bão.
Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp ứng phó bão Yagi sáng 6/9. Ảnh: Hoàng Phong
Cụ thể Công ty Thoát nước đã khơi thông dòng chảy, hạ thấp mực nước đệm trên hệ thống sông, hồ điều hòa Yên Sở; huy động gần 2.500 người và khoảng 500 phương tiện, thiết bị bơm hút chống ngập ứng trực.
Công ty Công viên cây xanh tiếp tục cắt tỉa cây xanh đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông. Từ đầu năm đến nay, trên 92.000 cây (đạt 65% kế hoạch năm) đã được cắt tỉa, hạ thấp độ cao, làm thưa tán. Đơn vị đã huy động 570 người cùng thiết bị để sẵn sàng xử lý các sự cố gẫy đổ cây do ảnh hưởng bão.
Sở Công Thương đã chuẩn bị nguồn hàng hóa, nhất là các loại nhu yếu phẩm, với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng. Sở cũng sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp bảo đảm cung ứng, hỗ trợ người dân các địa phương trong trường hợp xảy ra mưa lũ, cô lập.
Công ty thoát nước Hà Nội nạo vét hệ thống hố ga trước bão. Ảnh: Hoàng Phong
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường không tổ chức học kể cả học thêm vào thứ bảy 7/9. Công an thành phố đã bố trí lực lượng trực bảo vệ trật tự an ninh trên địa bàn, đặc biệt là các trọng điểm. Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo lực lượng và phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng trên địa bàn sẵn sàng hỗ trợ các quận huyện.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở vào cuộc tham gia phòng, chống bão trên tinh thần không chủ quan, mục tiêu cao nhất là không để thiệt hại về người và giảm tối đa thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân.
Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành phòng chống bão tại trạm bơm Yên Sở, chiều 5/9. Ảnh: Hoàng Phong
Các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm các kế hoạch, phương án theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường phối hợp, tập trung hỗ trợ các địa phương, địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của bão và hỗ trợ nhân dân; duy trì hoạt động liên tục của các cơ sở, hạ tầng thiết yếu, nhất là thông tin liên lạc, y tế.
"Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để chủ động phối hợp phòng, chống lụt bão; bảo đảm không xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, nhưng đồng thời không hoang mang, sợ hãi", ông Thanh nói.
Đảo Cô Tô (Quảng Ninh) là một trong những điểm đảo đầu tiên đón bão. Sáng nay, toàn bộ du khách đã vào đất liền. Người dân sinh sống và kinh doanh ven biển đang khẩn trương tháo dỡ hàng quán, thu dọn lều lán phục vụ du lịch để tránh thiệt hại. Dự báo từ đêm nay khi Yagi vào vịnh Bắc Bộ, Cô Tô sẽ có gió mạnh cấp 12-13, là cấp có mức độ phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực mạnh, đánh đắm tàu thuyền có trọng tải lớn.
Ảnh: Lê Tân
Ảnh hưởng bão Yagi, các sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), Nội Bài, Thọ Xuân (Thanh Hóa) sẽ tạm ngừng tiếp nhận tàu bay trong một số khung giờ ngày 7/9. Theo Cục Hàng không Việt Nam, khoảng 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế sẽ phải hủy trong ngày 7/9.
Ngoài ra, hoàn lưu bão kèm mưa lớn kéo dài có thể gây ngập lụt tại các cảng hàng không như Điện Biên, Vinh, ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác của máy bay.
Hãng Vietjet Air dự kiến tạm ngừng 8 chuyến bay đến và đi sân bay Cát Bi từ 5h đến 16h ngày 7/9; dừng 67 chuyến bay đến và đi sân bay Nội Bài từ 10h đến 19h; dừng 4 chuyến bay đến và đi sân bay Thọ Xuân từ 12h đến 22h. Ngoài ra, nhiều chuyến bay khác sẽ điều chỉnh thời gian khai thác do ảnh hưởng bão.
Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng yêu cầu hãng thông báo tới hành khách các chuyến bay dừng khai thác trong thời gian sân bay đóng cửa. Cục sẽ cấp phép tăng chuyến cho các hãng từ ngày 8/9 để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách sau bão.
Đơn vị quản lý các sân bay được yêu cầu tập trung mọi nguồn lực để phòng chống ảnh hưởng của bão đến hạ tầng kỹ thuật của cảng và tàu bay trên sân đỗ, thực hiện nghiêm các phương án phòng chống bão của địa phương.
Từ đêm nay đến đêm mai, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 400 mm. Ngày và đêm mai, khu vực phía Tây Bắc Bộ mưa 70-150 mm, có nơi trên 200 mm. Ngày và đêm 8/9, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, 20-60mm, cục bộ có nơi trên 90 mm. Riêng Tây Bắc và Việt Bắc mưa to 50-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bộ đội ở đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng chằng néo doanh trại. Ảnh: Lê Tân
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, từ ngày 7 đến 10/9, trên các sông ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện lũ, với biên độ lũ lên trên các sông 2-6 m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hòa Bình có khả năng lên báo động 2-3; đỉnh lũ trên sông Thao, thượng lưu sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long lên báo động 1-2; sông Bưởi, thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) lên trên báo động 1.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố và vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, từ ngày 7 đến 9/9, TP Hà Nội có mưa to và giông, gió bão khoảng cấp 6. Mưa tập trung từ đêm nay đến hết ngày mai. Lượng mưa chi tiết các quận huyện như sau:
Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh mưa 200-300 mm, có nơi trên 400 mm.
Thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên mưa 150-250 mm, có nơi trên 350 mm. Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu xa cơn bão, từ nay đến thời điểm bão ảnh hưởng trực tiếp, TP Hà Nội có khả năng xuất hiện mưa giông kèm theo lốc xoáy và gió giật mạnh.
Mực nước sông lên cao nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập lụt các vùng trũng thấp, bãi nổi giữa sông, ảnh hưởng đến an toàn tuyến đê vùng ven các sông Đà, Hồng, Đuống, Đáy, Bùi, Tích, Cà Lồ và vùng trũng, ven sông một số khu vực thuộc huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn, quận Long Biên, quận Hà Đông...
Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông), nói về các biện pháp cấp bách cần làm trước khi bão đổ bộ.
Video: Văn Phú
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ninh Bình cấm biển sớm nhất từ 15h hôm qua. 5-6h sáng nay, Thái Bình, Nghệ An, Nam Định ban hành lệnh cấm. Quảng Ninh và Hải Phòng - tâm bão dự kiến đổ bộ, cấm từ 11h; Thanh Hóa cấm lúc 12h hôm nay. Trong thời gian cấm, tàu thuyền không được xuất bến, trừ phương tiện làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.
Máy xúc được huy động để đưa tàu từ âu cảng Bạch Long Vỹ lên bờ nhanh gọn hơn chiều 4/9. Ảnh: Lê Tân
Cùng với cấm biển, địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi đang nỗ lực kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi trú tránh hoặc thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão. Theo thống kê của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến 6h30 hôm nay, các lực lượng đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.319 tàu với trên 219.900 người vào nơi trú tránh. Trong đó có 458 tàu đang hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, vùng sẽ có gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 16 từ đêm nay.