Cập nhật danh mục dược liệu độc làm thuốc từ ngày 10/10/2024

07/09/2024 13:30

Danh mục dược liệu độc làm thuốc từ ngày 10/10/2024 được ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT.

Cập nhật danh mục dược liệu độc làm thuốc từ ngày 10/10/2024

Cập nhật danh mục dược liệu độc làm thuốc từ ngày 10/10/2024 (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2024/TT-BYT ngày 26/8/2024 về danh mục dược liệu độc làm thuốc.

Cập nhật danh mục dược liệu độc làm thuốc từ ngày 10/10/2024

Ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT là danh mục dược liệu độc làm thuốc bao gồm:

- Danh mục dược liệu độc nguồn gốc từ thực vật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT.

STT

Tên dược liệu

Bộ phận dùng

Tên khoa học của dược liệu

1

Ba đậu (*)

Quả

Fructus Crotonis

2

Bán hạ (*)

Thân rễ

Rhizoma Pinelliae

3

Cà độc dược

Hoa

Flos Daturae/Flos Daturae metelis

4

Cam toại (*)

Rễ

Radix Kansui

5

Chiêu liêu

Vỏ thân

Cortex Terminaliaen nigrovenulosae

6

Dừa cạn

Folium Catharanthi rosei

7

Dừa cạn

Rễ

Radix Catharanthi rosei

8

Kinh đại kích

Rễ

Radix Euphorbiae pekinensis

9

Gấc (*) (**)

Hạt

Semen Momordicae cochinchinensis

10

Hoàng nàn (*)

Vỏ thân, Vỏ cành

Cortex Strychni wallichianae

11

Hương gia bì

Vỏ rễ

Cortex Periplocae

12

Ngoi

Folium Solani erianthi

13

Mã tiền (*) (**)

Hạt

Semen Strychni

14

Ô đầu (*) (**)

Rễ

Radix Aconiti

15

Phụ tử (*) (**)

Rễ

Radix Aconiti lateralis

16

Quảng mộc thông

Thân leo

Caulis Aristolochiae

17

Quảng phòng kỷ

Rễ

Radix Aristolochiae

18

Thiên nam tinh (*)

Thân rễ

Rhizoma Arisaematis

19

Thiên tiên tử

Hạt

Semen Hyoscyami

20

Thương lục (*)

Rễ

Radix Phytolaccae

21

Trúc đào

Folium Nerii oleanderis

22

Xoan
(Khổ luyện bì)

Vỏ thân

Cortex Meliae

- Danh mục dược liệu độc nguồn gốc từ động vật quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT.

STT

Tên dược liệu

Bộ phận dùng

Tên khoa học của dược liệu

1

Ban miêu (*) (**)

Con

Mylabris

2

Ngô công (*) (**)

Con

Scolopendra

3

Thiềm tô (*) (**)

Nhựa lấy từ tuyến sau tai và tuyến trên da con Cóc

Venenum Bufonis

4

Toàn yết (*) (**)

Con

Scorpio

- Danh mục dược liệu độc nguồn gốc từ khoáng vật quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT.

STT

Tên dược liệu

Thành phần hóa học chính

Tên khoa học của dược liệu

1

Khinh phấn (*)

Muối thủy ngân chlorid chế bằng phương pháp thăng hoa

Calomelas

2

Hùng hoàng (*)

Arsenic disulfide (As2S2)

Realgar

3

Lưu hoàng (*)

Sulfur nguyên chất

Sulfur

4

Thần sa (*)

Thủy ngân sulfide (HgS)

Cinnabaris

Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn dược liệu vào danh mục dược liệu độc làm thuốc

Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn dược liệu vào danh mục dược liệu độc làm thuốc theo Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BYT như sau:

- Nguyên tắc xây dựng danh mục dược liệu độc làm thuốc:

+ Hòa hợp với hướng dẫn của các nước trong khu vực và trên thế giới về phân loại dược liệu độc làm thuốc;

+ Phù hợp cơ sở dữ liệu về dược liệu độc làm thuốc trên thế giới;

+ Kế thừa danh mục dược liệu độc làm thuốc đã được ban hành.

- Tiêu chí lựa chọn dược liệu vào danh mục dược liệu độc làm thuốc:

Dược liệu được xem xét lựa chọn đưa vào danh mục dược liệu độc làm thuốc khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

+ Dược liệu có chuyên luận trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới, trong đó có thông tin dược liệu có độc, đại độc (trừ trường hợp ghi ít độc);

+ Dược liệu có độc tính cao gây ảnh đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng;

+ Dược liệu trong quá trình sử dụng gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ngoài khuyến cáo.

Quy định sử dụng danh mục dược liệu độc làm thuốc

Quy định sử dụng danh mục dược liệu độc làm thuốc theo Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BYT như sau:

- Danh mục dược liệu độc làm thuốc là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quy định về quản lý đối với dược liệu độc trong kinh doanh, đăng ký, ghi nhãn, kê đơn, cấp phát, chế biến, bảo quản, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác có liên quan.

- Dược liệu được đánh dấu (*) tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT phải được chế biến theo đúng phương pháp chế biến quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BYT hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền hoặc Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới.

- Dược liệu được đánh dấu (**) khi sử dụng với mục đích dùng ngoài thì không bắt buộc thực hiện theo phương pháp chế biến quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BYT hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền.

Xem thêm tại Thông tư 13/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2024.

Thông tư 42/2017/TT-BYT hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 13/2024/TT-BYT có hiệu lực.