Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ công tác pháp chế trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương
Bài viết sau có nội dung về việc tiếp tục bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ công tác pháp chế trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương trong Công văn 5154/BGDĐT-PC năm 2024.
Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ công tác pháp chế trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương (Hình từ Internet)
Ngày 06/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5154/BGDĐT-PC hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025 về Công tác pháp chế.
Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ công tác pháp chế trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về công tác pháp chế được quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP và Nghị định 56/2024/NĐ-CP, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ được quy định cụ thể trong Công văn 5154/BGDĐT-PC năm 2024 như sau:
- Về tổ chức pháp chế:
+ Tiếp tục kiện toàn, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế tại đơn vị;
+ Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người làm công tác pháp chế trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương;
+ Cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ GDĐT, Sở Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức.
- Về công tác xây dựng VBQPPL:
+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng VBQPPL và xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác pháp chế đối với cơ sở giáo dục trực thuộc; chủ trì soạn thảo hoặc cử người tham gia soạn thảo các VBQPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP;
+ Tham gia góp ý đầy đủ, có chất lượng đối với các dự thảo VBQPPL liên quan đến lĩnh vực giáo dục do các cơ quan, đơn vị khác soạn thảo theo quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL; phối hợp triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực GDĐT.
- Về công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL:
+ Phối hợp với Sở Tư pháp giúp HĐND, UBND cấp tỉnh trong công tác tự kiểm tra, xử lý VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành;
+ Thực hiện tự kiểm tra, xử lý văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật do Sở GDĐT ban hành;
+ Chủ động và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản;
+ Báo cáo Bộ GDĐT về kết quả kiểm tra, xử lý VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục. d) Về công tác tuyên truyền, PBGDPL:
+ Tiếp tục triển khai và tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định mới liên quan đến lĩnh vực GDĐT, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành;
+ Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, xây dựng, ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và việc lồng ghép triển khai hoạt động PBGDPL với các chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục;
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lưu ý lồng ghép giáo dục pháp luật, nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho người học thông qua bài giảng một cách hợp lý, thực hiện quy định của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương;
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL cho người học; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác PBGDPL;
+ Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục, căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam bám sát các định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức thượng tôn pháp luật của công chức, viên chức, nhà giáo, học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.
+ Công tác phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai các hoạt động PBGDPL trong nhà trường; công tác tham mưu, đề xuất Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh/thành phố các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về PBGDPL trong nhà trường và công tác phối hợp với các thành viên Hội đồng để tổ chức thực hiện.
- Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
Thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định tại Nghị định 59/2024/NĐ-CP; Nghị định 32/2020/NĐ-CP; Thông tư 04/2021/TT-BTP và Quyết định số 436/QĐ-BGDĐT năm 2024 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024;
Tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các VBQPPL về giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành; kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
Xem thêm Công văn 5154/BGDĐT-PC ban hành ngày 06/9/2024.