Tiêu chuẩn lắp đặt trung tâm báo cháy mới nhất 2024
Trung tâm báo cháy là một bộ phận cơ bản của hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng cháy chữa cháy, giúp phát hiện ra cháy và truyền tín hiệu đến nơi nhận thông tin cháy. Vậy việc lắp đặt trung tâm báo cháy cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn nào?
1. Trung tâm báo cháy được quy định thế nào? Có chức năng gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.6 mục 3 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5738:2021 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật có quy định cụ thể về trung tâm báo cháy và chức năng của trung tâm báo cháy như sau:Trung tâm báo cháy là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động, các thiết bị khác trong hệ thống.Trung tâm báo cháy thực hiện các chức năng dưới đây:
- Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động, phát tín hiệu báo động cháy và chỉ thị nơi có xảy ra cháy.
- Có thể truyền tín hiệu phát hiện ra cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy và/hoặc đến các thiết bị PCCC tự động.
- Kiểm tra sự là việc bình thường của các thiết bị ở trong hệ thống và chỉ thị sự cố của hệ thống, như trường hợp bị đứt dây, chập mạch,...
- Tự động điều khiển sự hoạt động đối với các thiết bị ngoại vi khác.
2. Tiêu chuẩn lắp đặt trung tâm báo cháy mới nhất 2024
Căn cứ theo mục 5 TCVN 5738:2021, tiêu chuẩn lắp đặt trung tâm báo cháy mới nhất hiện nay được quy định cụ thể như sau:- Trung tâm báo cháy phải có chức năng tự động kiểm tra được tín hiệu từ các đầu báo cháy, kênh báo cháy, các thiết bị báo cháy khác được truyền về để loại trừ đi các tín hiệu báo cháy giả.
- Trung tâm báo cháy phải được đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày và đêm.
- Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt ở trên tường, vách ngăn và trên bàn tại những nơi mà không có nguy hiểm về cháy nổ.
- Nếu trung tâm báo cháy được lắp đặt trên các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu cháy thì những cấu kiện đó đảm bảo phải được bảo vệ bằng lá kim loại dày từ 1mm trở lên hoặc bằng vật liệu không cháy khác có độ dày không dưới 10mm.
- Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy với trần nhà bằng vật liệu cháy được không được nhỏ hơn 1m.
- Đối với trường hợp lắp đặt cạnh nhau thì khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy đảm bảo không được nhỏ hơn 50mm.
- Nếu trung tâm báo cháy được lắp đặt ở trên tường, cột nhà hay giá máy thì khoảng cách tính từ phần điều kiện của trung tâm báo cháy cho đến mặt sàn phải từ 0,8 - 1,8m và đảm bảo phù hợp với chiều cao vận hành của con người.
- Nhiệt độ, độ ẩm tại nơi lắp đặt trung tâm báo cháy đảm bảo phải phù hợp với hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật của trung tâm báo cháy.
- Tín hiệu âm thanh và ánh sáng khi báo cháy, báo sự cố phải khác nhau.
- Việc lắp đặt các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy cần phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, phương pháp phát hiện ra sự cố, dạng tín hiệu báo cháy, bộ phận kiểm tra đường dây).
- Dung lượng của trung tâm báo cháy của hệ thống báo cháy thường phải có số kênh để dự trữ ít nhất 10%.
3. Nguồn điện và việc tiếp đất bảo vệ trung tâm báo cháy được quy định thế nào?
Căn cứ theo mục 10 TCVN 5738:2021, nguồn điện và việc tiếp đất bảo vệ trung tâm báo cháy được quy định cụ thể như sau:- Trung tâm hệ thống báo cháy đảm bảo có 02 nguồn điện độc lập: 01 nguồn 220V xoay chiều và 01 nguồn là acquy dự phòng.- Giá trị giao động của hiệu điện thế nguồn xoay chiều được cung cấp cho trung tâm báo cháy không được quá ±10%. Trường hợp giá trị dao động lớn hơn 10% thì phải sử dụng ổn áp trước khi cấp đến cho trung tâm.
- Dung lượng của acquy dự phòng đảm bảo tối thiểu 24h cho thiết bị hoạt động tại chế độ thường trực, đảm bảo tối thiểu 1h khi có cháy xảy ra.
- Khi sử dụng acquy là nguồn điện thì acquy phải được nạp điện một cách tự động.
Hãy tham gia Group của LuatVietnam để cập nhật văn bản pháp luật lĩnh vực An toàn lao động, PCCC, Bảo vệ môi trường, Y tế sức khỏe, Phát triển bền vững
Trên đây là những thông tin về Tiêu chuẩn lắp đặt trung tâm báo cháy mới nhất 2024.Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.