Nhà thầu chào nhiều xuất xứ cho 1 hàng hóa thì xử lý như thế nào?
Hồ sơ mời thầu có được nêu xuất xứ hàng hóa hay không? Trường hợp Nhà thầu chào nhiều xuất xứ cho 1 hàng hóa thì xử lý như thế nào?
1. Hồ sơ mời thầu có được nêu xuất xứ hàng hóa hay không?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 7 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ ngày 27/2/2024), trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành (khoản 2 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023), hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ.
Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
Theo đó, hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ.
Mẫu số 01A- Phạm vi cung cấp hàng hóa (Áp dụng đối với hợp đồng trọn gói) |
Mẫu số 01B - Phạm vi cung cấp hàng hóa (Áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá) |
Mẫu số 01C - Phạm vi cung cấp hàng hóa (Áp dụng đối với hợp đồng hỗn hợp) |
Mẫu số 10B - Đề xuất về hàng hóa của nhà thầu |
Quy định về xuất xứ hàng hóa đối với hồ sơ mời thầu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Nhà thầu chào nhiều xuất xứ cho 1 hàng hóa thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Mục 15.5 Chương 1 Mẫu số 4B - ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT quy định:
Nhà thầu phải kê khai xuất xứ của hàng hóa trong . Trường hợp nhà thầu chào nhiều xuất xứ cho một đơn vị tính của hàng hóa (một cái, một chiếc…) nhưng cùng một hãng sản xuất và có cùng đơn giá thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ để xác định cụ thể xuất xứ của hàng hóa này.
Theo đó, trường hợp nhà thầu chào nhiều xuất xứ cho một hàng hóa thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ để xác định cụ thể xuất xứ của hàng hóa này.
3. Yêu cầu về xuất xứ hàng hóa áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ Mục 15.6 Chương 1 Mẫu số 4B - sơ ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa thực hiện theo Mẫu số 01A, 01B, 01C Chương IV của . Cụ thể, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa áp dụng trong trường hợp:
- Chủ đầu tư yêu cầu về xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023. Trong trường hợp này, nhà thầu phải chào hàng hóa theo đúng yêu cầu về xuất xứ hoặc xuất xứ Việt Nam, kể cả trong trường hợp xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ mà Chủ đầu tư yêu cầu không có Việt Nam. Nhà thầu chào hàng hóa không có xuất xứ theo yêu cầu của E-HSMT hoặc không phải xuất xứ Việt Nam thì sẽ bị loại.
Ví dụ về nhóm nước, vùng lãnh thổ: Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ...; Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Châu Á, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhóm các nền kinh tế lớn G20, G8, G7...
- Chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước khi gói thầu mua sắm hàng hóa đáp ứng quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10 của Luật Đấu thầu 2023. Trong trường hợp này, nhà thầu phải chào hàng hóa xuất xứ Việt Nam, nhà thầu chào hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam sẽ bị loại.
- Trường hợp Chủ đầu tư không yêu cầu về xuất xứ thì để trống nội dung này.