Nhìn từ trên cao một huyện ở Bình Dương được quy hoạch là trung tâm đổi mới sáng tạo Theo Hương Chi• 13/09/2024 06:54 Theo quy hoạch của tỉnh Bình Dương, huyện Bàu Bàng phát triển công nghiệp xanh, định hướng sẽ là trung tâm đổi mới sáng tạo. Ngày 12/9, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040. Quyết định mới này thay thế các quyết định năm 2019 và 2021 của UBND tỉnh Bình Dương. Ảnh: Trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng.Theo đó, phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bàu Bàng với diện tích tự nhiên 34.002,11 ha, với 7 đơn vị hành chính gồm 6 xã (xã Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố) và thị trấn Lai Uyên. Phía Bắc giáp thị xã Chơn Thành (tỉnh Bình Phước); phía Nam giáp thành phố Bến Cát; phía Đông giáp huyện Phú Giáo; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng.Theo quyết định, tỷ lệ quy hoạch: 1/25.000. Thời gian lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.Quyết định do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh ký nêu rõ mục tiêu việc phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch là cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang triển khai; cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bàu Bàng ; cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.Trong đó, định hướng huyện Bàu Bàng hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới làm tiền đề phấn đấu các giai đoạn tiếp theo đạt các chỉ tiêu đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh.Bình Dương định hướng Bàu Bàng là huyện phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, trong tương lai trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương; là huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bình Dương, kết nối với tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên thông qua tuyến Quốc lộ 13.Huyện Bàu Bàng đóng vai trò vùng Kinh tế phía Bắc của tỉnh Bình Dương, có sự tác động tương hỗ và gắn kết với không gian kinh tế của huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo, thành phố Bến Cát; là khu vực phát triển công nghiệp (đa ngành, chế biến nông lâm sản), phát triển khu phức hợp Văn hóa - Thể thao, Y tế, Giáo dục đào tạo cấp vùng, trung tâm dịch vụ - thương mại cấp vùng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử.Phấn đấu đô thị Bàu Bàng đạt tiêu chí đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh Bình Dương. Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 320.000 - 350.000 người; đến năm 2040 khoảng 480.000 - 500.000 người.Huyện Bàu Bàng hiện tại có 4 khu công nghiệp đã hoạt động và 2 khu công nghiệp quy mô lớn đang xây dựng, thu hút đầu tư công nghiệp xanh.Các khu công nghiệp tại huyện Bàu Bàng có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có vị trí thuận lợi, liền kề các trục giao thông quan trọng như: Quốc lộ 13, đường tạo lực Mỹ Phước Tân Vạn, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, đã kết nối hoàn chỉnh, thông suốt đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, các tỉnh lân cận và Tây Nguyên.Tuyến Quốc lộ 13 đi qua huyện Bàu Bàng.Hệ thống đường giao thông tại huyện Bàu Bàng được đầu tư khang trang. Theo Hương Chi