Hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không?
Hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không? Hợp tác xã có những quyền được quy định như thế nào?
1. Hợp tác xã có phải là một loại hình doanh nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Bên cạnh đó, tại khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 thì hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Như vậy, hợp tác xã không phải là doanh nghiệp mà là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân nhằm mục đích hợp tác tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm hướng tới cộng đồng xã hội phát triển bền vững.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Hợp tác xã không phải là một loại hình doanh nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những quyền gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có các quyền sau đây:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
- Quyết định việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
- Được kinh doanh, sản xuất trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
- Yêu cầu thành viên đăng ký nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho thành viên.
- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của thành viên theo quy định của Điều lệ hoặc pháp luật có liên quan.
- Cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vì mục tiêu chăm lo đời sống của thành viên, cộng đồng và phát triển bền vững.
- Tham gia thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
- Huy động vốn theo quy định của pháp luật.
- Cho vay nội bộ theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023.
- Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài.
- Liên danh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý thành viên vi phạm theo quy định của Điều lệ.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
3. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm những gì?
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
4. Thành viên hợp tác xã có thể trở thành thành viên của hợp tác xã khác hay không?
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]