Bệnh suy thận mãn có phải là bệnh hiểm nghèo hay không? Có được hưởng 100% BHYT không?

13/09/2024 15:08

Pháp luật quy định bệnh suy thận mãn có phải là bệnh hiểm nghèo hay không? Có được hưởng 100% BHYT không? Những trường hợp nào được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh?

1. Bệnh suy thận mãn có phải là bệnh hiểm nghèo hay không?

Hiện tại, pháp luật hiện hành về BHYT chưa có quy định danh mục chi tiết bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, có thể tham khảo Danh mục bệnh hiểm nghèo làm cơ sở xét giảm thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định tại Điều 5 Nghị định 65/2013/NĐ-CP ban hành kèm theo Công văn 6383/BTC-TCT năm 2015 thì suy thận thuộc STT 26 trong Danh mục này.

Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024

Bệnh suy thận mãn có phải là bệnh hiểm nghèo, có được hưởng 100% BHYT

Bệnh suy thận mãn có phải là bệnh hiểm nghèo, có được hưởng 100% BHYT

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Bệnh suy thận mãn có được hưởng 100% BHYT không?

Về mức hưởng BHYT của bệnh suy thận mãn phải tùy thuộc người tham gia BHYT đang tham gia theo diện nào. Theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP, điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP), mức hưởng BHYT đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2014, gồm những nội dung sau:

(i) Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế 2014; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2014 thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

+ Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

+ Trẻ em dưới 6 tuổi.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

-100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, các khoản 12, 18 và 19 Điều 3 và các khoản 1, 2 và 5 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

- Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất, thứ hai, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và khoản (i) Mục này.

(ii) Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản (i) Mục này.

(iii) Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế 2014, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(iv) Người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản (i) Mục này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.

(v) Trường hợp chuyển đổi mức hưởng BHYT thì mức hưởng BHYT mới được tính từ thời điểm thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng.

3. Hướng dẫn xuất trình thẻ BHYT trên VNeID khi NLĐ đi khám, chữa bệnh

>> Quý khách hàng xem thêm chi tiết [TẠI ĐÂY].

4. Trình tự, thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí khám và chữa bệnh BHYT/ cấp GCN không cùng chi trả trong năm từ ngày 16/7/2024

>> Quý khách hàng xem thêm chi tiết [TẠI ĐÂY].

5. 02 cách xem ngày BHYT hết hạn nhanh nhất năm 2024 dành cho người lao động

>> Quý khách hàng xem thêm chi tiết [TẠI ĐÂY].