Thói quen ăn uống của hai mẹ con bị ung thư

15/09/2024 00:02

Hai mẹ con ở Đài Loan ăn thịt nướng ba lần một tuần, không bỏ phần bị cháy và dùng lốp xe tái chế làm bếp, sau một thời gian họ cùng mắc ung thư.

Ảnh: Outdoor chef
Ảnh: Outdoor chef

Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan, Trung Quốc Xu Qiongyue đã nói về trường hợp này trong chương trình Focus 2.0. Một cô gái 20 tuổi bị mắc ung thư đại trực tràng đã đến gặp ông tư vấn, cho rằng mình bị bệnh do di truyền bởi mẹ cô mắc ung thư biểu mô tuyến phổi.

Sau khi hỏi về thói quen gia đình, bác sĩ Xu phát hiện ra nhà người phụ nữ này ăn thịt ăn ba lần một tuần và dùng khung lốp xe phế liệu làm bếp nướng. Ngay cả khi thức ăn bị cháy, họ vẫn ăn hết. Nữ chuyên gia cho rằng căn bệnh ung thư của hai mẹ con liên quan đến việc hít phải khói độc, ăn phải chất gây ung thư từ thịt nướng bằng lốp xe tái chế.

Kể câu chuyện trên, chuyên gia dinh dưỡng Xu Qiongyue khuyến nghị khán giả theo dõi chương trình không ăn thức ăn bị nướng cháy hoặc ít nhất hãy loại bỏ phần thịt này. Bên cạnh đó, khi thịt nướng cháy, chúng sản sinh ra các chất ô nhiễm bám vào quần áo và tóc, lan trong không khí khiến bạn hít phải và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, có bằng chứng cho thấy thịt lợn, thịt gia cầm và cá nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Thủ phạm gây ung thư là các amin vòng dị vòng (HCA), được hình thành khi các axit amin (khối xây dựng protein) trong những thực phẩm này tiếp xúc với nhiệt độ rất cao (như trường hợp nướng thịt), và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), có trong khói và ngọn lửa.

Để giảm thiểu tiếp xúc với những hóa chất này khi ăn thịt nướng, bạn nên biết:

- Lửa thường bùng lên khi mỡ nhỏ giọt vào than, do đó hãy chọn thịt nạc thay vì thịt mỡ.

- Ngoài ra, không chất quá nhiều thức ăn trên vỉ nướng và nếu ngọn lửa bùng lên, hãy chuyển thức ăn sang phần mát hơn của vỉ nướng.

- Nấu thức ăn chín trước một phần, sau đó mới chuyển lên vỉ nướng cũng làm giảm thời gian thức ăn tiếp xúc với ngọn lửa và khói.

- Sử dụng nồi chiên không dầu để nấu chín thức ăn một phần. Nghiên cứu của Hàn Quốc phát hiện ra rằng chiên không dầu ức chế sự hình thành HCA trong cánh gà và thịt lợn ba chỉ so với nướng.

- Ướp thịt bằng thảo mộc và gia vị - gừng, tỏi, hương thảo và nghệ - đều có thể làm giảm HCA. Các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha cũng phát hiện ra rằng ướp thịt bò bít tết trong bia đen trước khi nướng giúp giảm PAHs tới 53%, trong khi rượu vang đỏ và giấm táo giúp giảm PAHs trong thịt lợn nướng than tới 66% và giấm rượu trắng tới 79%.

>> 6 loại khó chịu khi ăn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư

Hằng Trần (Theo Aboluowang)