Chi tiết đáp án tuần 2 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết đáp án tuần 2 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Chi tiết đáp án tuần 2 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024 (Hình từ internet)
Chi tiết đáp án tuần 2 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Ngày 12/8/2024, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành Kế hoạch 220/KH-UBATGTQG về tổ chức Cuộc thi "Chung tay vì an toàn giao thông" năm 2024.
Tuần 2 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông bắt đầu từ ngày 23/9 - 30/9/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 2 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024:
1.Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào? 01/01/2025. 01/7/2025. 01/10/2025. 2.Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm? Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. Tất cả các phương án nêu trên. 3.Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường? Biển 1. Biển 2. Cả hai biển. 4.Trong trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông? Xe tải. Xe con và mô tô. Cả ba xe. Xe con và xe tải. 5.Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi có tai nạn là gì? Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra. Cả hai phương án trên. |
Nội dung thi thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024
Nội dung thi của Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 là chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống để tham gia giao thông an toàn; các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; những điều cần biết trong các luật mới ban hành như Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, Luật Đường bộ 2024…
Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ 2025
- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.
- Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.
- Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.
(Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)