Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có được hoàn thuế chống bán phá giá đã nộp hay không?

23/09/2024 17:03

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được hoàn thuế chống bán phá giá đã nộp hay không? Trường hợp nào được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu?

1. Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có được hoàn thuế chống bán phá giá đã nộp hay không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

(i) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

- Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì được áp dụng mức thuế suất theo khai báo của người khai hải quan và hàng hóa được thông quan theo quy định.

- Người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định và được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp; Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan cập nhật kết quả xử lý trên hệ thống và thông báo cho tổ chức tín dụng biết.

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng mức thuế chống bán phá giá thì được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định trong trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp. Do đó, đối với trường hợp không nộp chứng từ xuất xứ hàng hóa tại thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thì phải chịu thuế chống bán phá giá, cho dù đã nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cũng không được hoàn thuế chống bán phá giá.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

thuế chống bán phá giá

Giải đáp câu hỏi: Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có được hoàn thuế chống bán phá giá (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Trường hợp nào được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC, tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:

(i) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.

(ii) Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa: qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc các công tác nghiệp vụ khác, cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa hoặc người khai hải quan tự phát hiện thay đổi mã số hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế nhập khẩu so với thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa làm ảnh hưởng đến tiêu chí xuất xứ ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xử lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

(iii) Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: Qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu.

3. Quy định về thuế chống bán phá giá 2024

[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]